Một số bậc cha mẹ thường nghe theo lời khuyên của nhiều người mà đưa con đi cắt bao quy đầu quá sớm khiến đứa trẻ mỗi lần đi tiểu lại khóc thét vì đau đớn. Vậy việccắt bao quy đầu quá sớm có hại đến trẻ như thế nào và có nên cắt bao quy đầu cho trẻ hay không? Hãy tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.
1. Một số thông tin cần biết về bao quy đầu
Bao quy đầu là phần da che phủ quy đầu. Trước khi trẻ chào đời, bao quy đầu và đầu dương vật phát triển như một thể thống nhất, dính chặt với nhau. Dần dần, mặt trong của bao quy đầu và lớp da của đầu dương vật bắt đầu tách rời nhau, nhờ hiện tượng bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp. Biểu mô của hai lớp này thường xuyên được thay mới. Tế bào chết tích tụ thành chất tiết trắng, dần dần được đẩy ra ngoài qua phần chóp của bao quy đầu. Trên thực tế, có khi phải mất tư 5 đến 10 năm hoặc hơn, quá trình tách mới hoàn thành và bao quy đầu mới có thể lộn được khỏi đầu dương vật về phía bụng.
Định nghĩa về hẹp bao quy đầu là tình trạng bao da bó chặt quy đầu khiến dương vật không thể lộn ra ngoài. Hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, tỷ lệ hẹp sẽ giảm dần theo lứa tuổi. Khi mới sinh, phần lớn trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý, nhưng càng lớn lên, bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu gần như không cần phải can thiệp bởi vậy bố mẹ không cần quá lo lắng.
Khác với hẹp bao quy đầu sinh lý, hẹp bao quy đầu bệnh lý là hẹp vì có sẹo xơ, hình thành sau viêm nhiễm hoặc do cố gắng quá mạnh để nong bao quy đầu trước đó.
2. Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ?
Nghe theo lời khuyên của nhiều người, một số ông bố, bà mẹ đã đưa con đi nong bao quy đầu quá sớm, thậm chí là khi bé mới vài tháng tuổi. Điều này là hoàn toàn không nên. Việc cắt bao quy đầu quá sớm sẽ khiến đứa trẻ đau đớn, khóc thét mỗi lần đi tiểu hoặc khi quần áo cọ vào vết thương. Thấy con khóc, cha mẹ không dám chạm đến chỗ đau của bé, kể cả việc vệ sinh vùng kín càng bị hạn chế. Do đó, bao quy đầu lại bị bó hẹp trở lại. Ngoài ra, các can thiệp ngoại khoa (nong hoặc cắt bao quy đầu) có thể gây ra biến chứng như: chảy máu, phù nề, nhiễm trùng, tổn thương quy đầu hoặc niệu đạo ngay sau mổ. Thậm chí, việc cắt bao quy đầu quá sớm cho trẻ còn có thể gây các cố tật mãn tính về sau như: sẹo xấu, hẹp da quy đầu tái phát, hẹp lỗ tiểu hoặc rò niệu đạo.
3. Tác hại của việc cắt bao quy đầu
Việc cắt bao quy đầuquá sớm cho trẻ có thể sẽ gây nên một số tác hại sau:
Rủi ro khi thực hiện
Cũng như mọi thủ thuật khác, cắt bao quy đầu cũng có thể xảy ra các biến chứng. Tuy nhiên, hiếm khi có trường hợp mắc phải các biến chứng và nếu có cũng thường ở mức độ nhẹ. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, con bạn có thể bị nhiễm trùng và chảy máu.
Bị thương ở dương vật
Tuy rất hiếm khi xảy ra nhưng bao quy đầu có thể bị cắt quá ngắn hoặc quá dài hoặc có thể lành không đúng cách. Những biến chứng này có thể khiến bé cần phải cắt lại bao quy đầu hoặc đi nắn sửa dương vật.
Thay đổi độ nhạy của dương vật
Một số người cho rằng cắt bao quy đầu có thể làm giảm sự nhạy cảm của đầu dương vật, giảm khoái cảm tình dục trong cuộc sống sau này của bé. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được chứng minh là đúng.
Sợ đau
Một số phụ huynh chọn không cắt bao quy đầu cho con vì lo ngại bé sẽ bị đau. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ dùng thuốc tê cho bé và bé chỉ đau một chút khi thuốc tê hết tác dụng.
Bảo vệ đầu dương vật
Khi cắt bao quy đầu, phần đầu của dương vật có thể trở nên bị kích thích và khiến đầu ống niệu trở nên quá nhỏ. Điều này có thể dẫn đến vấn đề về việc đi tiểu và bác sĩ có thể cần phải phẫu thuật để điều trị các vấn đề này.
4. Cha mẹ nên làm gì khi bé bị hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có thể được điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên, các bác sĩ thường khuyến cáo điều trị bảo tồn cho trẻ, vừa giảm đau đớn cho bé, vừa tránh can thiệp ngoại khoa nên ít xảy ra biến chứng. Các phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ theo hướng bảo tồn gồm có:
Dùng tay kéo căng da quy đầu của bé mỗi ngày
Trong vòng 1-2 tháng, cách này có thể cho hiệu quả, bao quy đầu của bé sẽ được giãn rộng ra bằng bài tập kéo căng da quy đầu, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.
Cụ thể, cách thực hiện như sau: Bạn dùng dầu dưỡng dành cho trẻ nhỏ xoa đều vào lòng bàn tay, sau đó dùng tay kéo căng da quy đầu của bé về phía trước (ra xa người bé) và sau đó kéo ngược lại về phía sau một cách nhẹ nhàng. Động tác này bạn nên làm ở mức bé có thể chịu đựng được và không bị đau. Lặp lại bài tập như này 2-3 lần trong ngày. Bé sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều nếu bạn thực hiện động tác này trong nước, lúc đang tắm cho bé.
Phương pháp này đảm bảo tính an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng, từ từ và thận trọng, lần sau kéo căng hơn lần trước, tránh để cho bé bị đau. Bài tập đòi hỏi sự kiên trì, phối hợp tốt giữa bé và cha mẹ, nếu sau một thời gian không có hiệu quả thì bạn phải chuyển sang phương pháp khác.
Kéo căng da quy đầu của bé kết hợp với dùng thuốc
Cách này cho hiệu quả hơn cách trên. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc mỡ bôi bao quy đầu cho bé, bạn dùng thuốc này bôi bên trong và bên ngoài bao quy đầu. Nếu bao quy đầu quá hẹp, bạn có thể chấm thuốc tại một điểm rồi dùng tay kéo lên kéo xuống bao quy đầu hoặc xoa đều bao quy đầu cho đến khi thuốc tan ra diện rộng. Sau đó, thực hiện kéo căng da quy đầu như đã hướng dẫn ở trên.
Thuốc mỡ này có tác dụng làm mỏng phần da bao quy đầu, thúc đẩy nhanh quá trình giãn nở của da bao quy đầu. Nó chỉ có hiệu quả nhanh và thực sự tối ưu khi bạn áp dụng với cả phương pháp kéo căng da quy đầu của bé. Trong khoảng 3 tháng thực hiện phương pháp này mà không thấy có hiệu quả, bạn nên chuyển sang phương pháp khác.
5. Một số lưu ý khi điều trị hẹp bao quy đầu cho bé
- Không nên dùng mọi cách để nong bao quy đầu của bé bằng tay vì có thể dẫn đến biến chứng tổn thương, sẹo xơ, dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý
- Trường hợp điều trị theo hướng bảo tồn nếu không cho kết quả thì mới phải chuyển sang can thiệp ngoại khoa.
- Khi bao quy đầu của trẻ chưa lộn xuống được: Vệ sinh “cậu nhỏ” cẩn thận, dùng tay lộn bao quy đầu của trẻ xuống và vệ sinh sạch sẽ bên trong. Sau đó, bạn dùng khăn khô sạch lau khô. Khi vệ sinh cho trẻ, bạn cần nhẹ nhàng, không được quá thô bạo.
- Khi bao quy đầu của trẻ đã lộn được xuống: Nhẹ nhàng vuốt bao quy đầu của trẻ về phía bụng, vệ sinh rồi lau khô. Sau khi đã vệ sinh xong, bạn vuốt bao quy đầu của trẻ trở lại vị trí cũ.
Việc điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ cần hết sức cẩn thận để không xảy ra bất kỳ biến chứng gì gây ảnh hưởng đến sự phát triển kích thước của “cậu nhỏ” sau này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!