Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày là rất cần thiết cho quá trình hydrate hóa của cơ thể. Trong trường hợp thời tiết nóng bức hoặc những người tập thể dục, chơi thể thao, họ còn cần uống nhiều nước hơn thế. Tuy nhiên, uống nước trong khi ăn có tốt cho sức khỏe hay không là câu hỏi nhiều người thắc mắc.
Theo Boldsky, bạn sẽ nhận được một lượng nước vừa đủ từ thức ăn để giúp ruột hoạt động hiệu quả. Vì vậy, nước đóng vai trò như một chất bôi trơn tự nhiên cho ruột, giúp đẩy chất thải ra ngoài cơ thể.
Bạn có nên uống nước lọc trong bữa ăn hay không? Ảnh: Theonlyhealth.
Uống một chút nước trong bữa ăn cũng không phải là điều xấu. Nó sẽ giúp bạn nuốt, hỗ trợ đường tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy no nhanh hơn, vì vậy sẽ ăn ít hơn. Uống một ly nước ngay trước bữa ăn có thể kiềm chế cơn thèm ăn.
Tuy nhiên, uống nước trong bữa ăn cũng gây ra nhiều tác động xấu nhất định tới sức khỏe của con người.
Làm loãng axit clohydric
Theo nhiều nghiên cứu, dạ dày chứa axit clohydric, hợp chất cần thiết để phá vỡ các thực phẩm mà chúng ta ăn. Khi bạn nuốt nước cùng với thức ăn, điều đó sẽ làm loãng lượng axit clohydric này, khiến quá trình tiêu hóa hoạt động sai.
Đầy hơi và khó tiêu
Uống nước làm thực phẩm tiêu hóa không đúng, vì vậy nó có thể dẫn đến kém hấp thu, gây đầy hơi và khó tiêu. Thậm chí, bạn có thể phải đối mặt với chứng táo bón.
Uống nước đúng cách
Theo các chuyên gia, bạn nên uống đủ lượng nước 30 phút trước bữa ăn và một tiếng sau khi ăn. Điều này cho phép các axit clohydric có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn đúng cách và ngăn chặn sự hình thành của khí, axit và đầy hơi. Ngoài ra, bạn có thể uống vài ngụm nước trong khi ăn, tốt nhất là nước ấm để giúp nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!