Có thể tử vong vì ăn nhiều kẹo cao su

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Nhai kẹo cao su có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến sức khỏe của bạn.

Tử vong vì nhai quá nhiều kẹo cao su

Samantha Jenkins, một thiếu nữ 19 tuổi tại xứ Wales, Vương quốc Anh, đã tử vong do nhai quá nhiều kẹo cao su. Cô qua đời hồi tháng 6/2011, sau vài ngày nhập viện với triệu chứng ban đầu là co giật và hôn mê. Trước đó vài tuần, Samatha thường xuyên cảm thấy không được khỏe và đau đầu. Theo các bác sĩ nhai kẹo cao su có thể là nguyên nhân dẫn tới cái chết đột ngột của cô.

Mẹ của Samantha cho biết, bà đã phát hiện hàng trăm thanh kẹo cao su trong túi, ngăn kéo và tủ của con gái mình. Các nhà điều tra cho rằng có thể cô bị ngộ độc aspartame hoặc sorbitol - dạng chất tạo vị ngọt trong kẹo cao su, bởi cô ăn tới 14 chiếc kẹo cao su mỗi ngày, tương đương với việc tiêu thụ 16,8 g chất làm ngọt nhân tạo.

Theo các chuyên gia y tế, mức độ chất khoáng như canxi, magiê, muối và kali trong cơ thể của cô gái có thể bị giảm xuống quá thấp do sự khó thẩm thấu chất khoáng - hậu quả để lại của việc ăn quá nhiều kẹo cao su.

Có thể tử vong vì ăn nhiều kẹo cao su

Ăn nhiều kẹo keo su còn gây ra nhiều bệnh như dạ dày, tiêu hóa, men răng, phụ nữ có thai… (Ảnh minh họa: Internet)

Trong  kẹo cao su có chất làm ngọt nhân tạo như sorbitol và mannitol có thể gây tiêu chảy. Ngoài ra, lanolin, một thành phần được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da lại có trong kẹo cao su. Đây là một chất sáp màu vàng tiết ra bởi các tuyến bã nhờn của cừu và có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa.

Một số tác hại khác của việc ăn quá nhiều kẹo cao su

Ăn nhiều kẹo keo su còn gây ra nhiều bệnh như dạ dày, tiêu hóa, men răng, phụ nữ có thai…

Có hại cho phụ nữ mang thai

Ăn nhiều kẹo cao su có thể gây bệnh nha chu. Phụ nữ mang thai bị bệnh nha chu sẽ làm tăng nguy cơ đẻ non, trẻ sơ sinh thiếu cân. Viêm và độ độc vi khuẩn có thể gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến đẻ non. Các chuyên gia y tế nghi ngờ rằng nguy cơ có thể lớn hơn nếu bệnh nặng hơn do ăn kẹo cao su khi mang thai.

Đau dạ dày

Nhiều người dùng kẹo cao su để cai việc hút thuốc lá hay những cơn thèm ăn, tuy nhiên đây không phải là phương phá hay và khoa học. Vì khi chúng ta nhai kẹo cao su nó sẽ khiến dịch vị và nước bọt tiết ra nhiều hơn. Nhai kẹo cao su giống như hoạt động ăn, nhưng khác là đồ ăn không được đưa vào dạ dày.

Nếu nhai kẹo để nhịn ăn trong thời gian dài, bạn dễ bị viêm loét dạ dày do tình trạng thừa a-xít, gây bệnh viêm loét, đau dạ dày.

Không tốt cho men răng

Nhai kẹo cao su liên tục sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại phát triển và phá hỏng men răng. Cụ thể là, răng của bạn sẽ nhanh chóng bị xói mòn, lớp men bảo vệ bên ngoài răng bị tổn hại khiến sớm hình thành sâu răng. Một tác hại nữa là khi nhai kẹo, xương hàm sẽ phát triển, do đó, đối với người chưa dậy thì, thói quen này có thể làm cho khung xương hàm bạnh và thô. Nhất là đối tượng trẻ không nên cho ăn kẹo cao su, vì trẻ em đang trong quá trình phát triển về mọi mặt.

Gây hiện tượng đầy bụng

Quá trình nhai kẹo cao su khiến chúng ta nuốt nhiều nước bọt hơn. Nó vô tình đưa một lượng lớn không khí vào bên trong bụng, gây nên hiện tượng đầy hơi, đầy bụng.

Hầu hết các loại kẹo cao su đều chứa bạc hà, sử dụng quá nhiều có thể gây ra tình trạng xáo trộn đường ruột, gây nên các bệnh về đường tiêu hóa.

Có thể tử vong vì ăn nhiều kẹo cao su

Quá trình nhai kẹo cao su khiến chúng ta nuốt nhiều nước bọt hơn (Ảnh minh họa: Internet)

Suy giảm trí nhớ

Khi chúng ta nhai kẹo cao su sẽ làm răng chúng ta rơi vào tình trạng phải nhai thường xuyên sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là làm đau nhức cơ và xương hàm. Nó gây nên phản ứng phụ là đau nhức đầu, cổ, khiến việc cử động đầu và cổ trở nên khó khăn hơn. Nếu tình trạng đau nhức đầu kéo dài thường xuyên, trí não của chúng ta cũng sẽ bị 'liên lụy', dẫn tới giảm sút trí nhớ.

Dễ gây tắc đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Ngoài ra có nhiều bố mẹ vì chiều ý con nên cho trẻ ăn nhiều kẹo cao su, với sự không kiểm soát được trẻ. Trong quá trình nhai kẹo cao su, trẻ nghĩ đến kẹo cao su cũng giống như các loại các kẹo khác nên sau khi ăn trẻ thường nuốt thẳng vào ruột. Điều này sẽ không tốt gây nên nguy cơ tắc đường tiêu hóa cho trẻ.

Tiến sĩ Rodger Liddle - bác sĩ chuyên khoa dạ dày - ruột của Trường Y khoa Đại học Duke giải thích khi nuốt phải, bã kẹo cao su cũng sẽ đi qua hệ tiêu hóa giống như tất cả mọi loại thực phẩm khác.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể nuốt kẹo cao su một cách thường xuyên trong khoảng thời gian tương đối ngắn, đặc biệt là trẻ em, vì với số lượng lớn bã kẹo được tích tụ trong ruột hay dạ dày, nguy cơ tắc đường tiêu hóa gây táo bón là rất cao. Ở nhiều trường hợp, các bác sĩ đã phải dùng đến phương pháp phẫu thuật để gắp chúng ra ngoài.

Không chỉ vậy, trong kẹo cao su cũng có chứa chất phụ gia chống oxy hóa. Nếu như ăn quá lượng chất béo oxy hóa trong thời gian dài, các chất này sẽ tích tụ trong cơ thể khiến một số hệ thống chất xúc tác trong cơ thể bị tổn thương, dẫn đến não bộ kém phát triển hoặc sớm thoái hóa. Đây là lý do kẹo cao su là thực phẩm làm giảm chỉ số IQ của trẻ.

  Theo bác sĩ Ngô Thi Kim Xuân, bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, lưu ý:
- Chúng ta không nên nhai kẹo cao su quá nhiều lần trong ngày.
- Tốt nhất, các bạn nên sử dụng kẹo không đường và chỉ nên ăn nhiều nhất là 3 lần/ngày, mỗi lần cũng tránh nhai quá lâu và thời gian nhai kẹo phải giãn ra không nên thường xuyên.
- Khi có triệu chứng mỏi răng, các bạn nên dừng việc nhai kẹo cao su.
- Không nên cho trẻ nhai kẹo cao su để tránh phải nuốt phải, đặc biệt trẻ quá nhỏ.
- Phụ nữ có thai không nên ăn kẹo cao su vì không tốt cho cả mẹ lẫn con.
- Khi có biểu hiện đau bụng, đầy hơi trong qúa trình ăn kẹo cao su nên dừng lại và cần đến cơ sở y tế kiểm tra.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!