Hậu quả của việc nuốt kẹo cao su và cách xử lý

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/03/2024

Nếu lỡ nuốt phải hạt thì bạn sẽ biết chắc là bụng không mọc cây được đâu, nhưng nuốt kẹo cao su nhiều thì có thể khiến bạn tắc ruột thật đấy!

Nếu lỡ nuốt phải hạt thì bạn sẽ biết chắc là bụng không mọc cây được đâu, nhưng nuốt kẹo cao su nhiều thì có thể khiến bạn tắc ruột thật đấy!

Kẹo cao su là một dạng kẹo được thiết kế mềm để nhai mà không nuốt. Các thành phần cơ bản của kẹo cao su là chất nền dẻo, chất làm mềm, chất tạo ngọt và hương liệu. Tham khảo bài Những bất ngờ về kẹo cao su có thể bạn chưa biết để có thêm những thông tin thú vị về loại kẹo gum đang “làm mưa làm gió” giới trẻ hiện nay nhé.

Từ giữa những năm 1900, các nhà khoa học đã học được cách làm cao su tổng hợp thành chất thay thế cho hầu hết các cao su tự nhiên trong kẹo cao su. Tuy nhiên, dạ dày của chúng ta không thể tiêu hóa được cao su tổng hợp. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Hậu quả không ngờ của việc nuốt kẹo cao su

Hậu quả của việc nuốt kẹo cao su và cách xử lý

Có thể bạn chưa biết, dạ dày không thể tiêu hóa được loại kẹo này như các loại thức ăn khác. Tuy nhiên, nếu bạn lỡ nuốt một miếng kẹo cao su thì cũng đừng quá lo, vì cơ thể bạn cũng sẽ hiếm khi phải chịu tổn thương. Ban đầu, hệ tiêu hóa sẽ xử lý kẹo cao su như mọi loại thực phẩm khác. Dịch tiêu hóa phá vỡ các thành phần của kẹo cao su như chất làm ngọt, chất làm mềm và hương liệu.

Đối với phần cao su tổng hợp thì dạ dày không thể tiêu hóa nhưng lại có một cách khác để đối phó với bã kẹo cao su. Một miếng kẹo cao su mà bạn nuốt được di chuyển qua đường tiêu hóa bằng các hoạt động “đẩy” bình thường của ruột. Cuối cùng, cao su sẽ được loại bỏ thông qua bài tiết. Điều này có nghĩa là sau 2,3 ngày thì bã kẹo cao su sẽ được thải ra ngoài khi bạn đi vệ sinh.

Đúng là kẹo cao su không thể giữ được trong cơ thể trong một thời gian dài và do đó không làm hại cơ thể bạn. Tuy nhiên, bạn nên tránh nuốt kẹo cao su thường xuyên. Việc nuốt kẹo cao su liên tục cùng với việc tiêu thụ các thực phẩm không tiêu hóa được có thể gây tắc nghẽn trong đường tiêu hóa. Đây là lý do khiến trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn nhai kẹo vì thường không nhận ra sự khác biệt giữa nhai và nuốt.

Vậy bạn nên làm gì nếu lỡ nuốt phải kẹo cao su?

Cách xử lý khi lỡ nuốt kẹo cao su

Nếu lỡ nuốt kẹo cao su, đặc biệt là đối với trẻ em thì hãy cho bé uống thật nhiều nước và ăn cháo với rau cắt nhỏ, tránh để rau nguyên cọng. Việc ăn cháo và uống nhiều nước sẽ giúp cho bé hạn chế bị táo bón và tắc ruột.

Lưu ý, với các bé bình thường hay bị táo bón, 2–3 ngày đi vệ sinh/lần thì khả năng bị tắc ruột khá cao. Bình thường, bé hay táo bón thì bạn cũng nên thường xuyên bổ sung thêm đu đủ và chuối cho bé. Trường hợp thấy kêu kêu đau bụng, không đi cầu, không đánh rắm được thì phải đưa ngay đến bệnh viện phòng khi trẻ bị tắc ruột sẽ phải cần đến phẫu thuật can thiệp.

Kẹo cao su ngay từ cái tên “chewing gum” có nghĩa là chỉ dành để nhai, không phải để nuốt, do đó, bạn hãy cẩn thận khi ăn và đừng ăn quá nhiều nhằm tránh các tác hại của kẹo cao su đối với sức khỏe nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 10 mẹo xua tan nhanh chóng cơn đau họng
  • Mẹo kiềm hãm trẻ ăn đồ ngọt nhiều
  • Cải thiện tâm trạng chỉ với 5 loại thực phẩm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!