Bạn đừng để con cũng bị rơi vào cảnh đó, chỉ vì sai lầm của chính bạn.
Theo một nghiên cứu của Mỹ, con cái của những phụ nữ bị thừa cân hoặc bị tiểu đường thai kỳ nhiều khả năng trở nên béo phì về sau, kể cả khi được sinh ra với cân nặng bình thường.
Trước đây đã có những nghiên cứu liên hệ việc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ và lượng đường huyết tăng bất thường - một dấu hiệu xác nhận của bệnh tiểu đường - với nguy cơ sinh ra những đứa trẻ nặng cân, gây khó khăn và tăng nguy cơ biến chứng khi sinh. Và nay, một nghiên cứu mới lại đưa thêm những bằng chứng đầu tiên cho thấy ảnh hưởng xấu không dừng lại ở thời điểm sinh nở như vậy, mà còn làm tăng nguy cơ béo phì kể cả ở những đứa trẻ được sinh ra với cân nặng chuẩn khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 13.000 đứa trẻ sơ sinh được sinh ra với cân nặng bình thường trong suốt một thế kỷ và thấy rằng những đứa trẻ bị tăng 29% nguy cơ béo phì ở tuổi lên 10 nếu mẹ của chúng bị tiểu đường trong thai kỳ, và bị tăng 16% nguy cơ béo phì nếu cân nặng của người mẹ khi mang thai tăng quá 18kg. Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sỹ Teresa Hillier, từ Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Kaiser Permanente, Hoa Kỳ, cho biết: 'Nhiều người tin rằng mọi đứa trẻ được sinh ra với cân nặng bình thường đều có nguy cơ trở nên thừa cân, béo phì như nhau, nhưng nghiên cứu này cho thấy điều đó là không đúng.'
(Ảnh: Internet)
Khi người phụ nữ mang thai tăng cân quá nhiều hoặc bị tiểu đường, cơ thể họ có thể kích hoạt một quá trình sẽ dẫn tới việc thai nhi ngay từ trong tử cung của mẹ đã phải tiếp xúc với môi trường thừa mứa, ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất lâu dài. Trong quá trình nghiên cứu của mình, tiến sỹ Hillier và các đồng nghiệp ghi nhận có đến 20% những người mẹ tăng hơn 18kg, trong khi số cân nặng tăng thêm mà các bác sỹ khuyên chỉ trong khoảng 11-16kg; khoảng 12% phụ nữ có kết quả bất thường từ xét nghiệm dung nạp đường glucose nhưng chưa phát triển thành tiểu đường; và 5,5% thai phụ khác tham gia vào nghiên cứu bị tiểu đường thai kỳ.
Tuy vậy, nhóm tác giả này cũng thừa nhận một thiếu sót trong nghiên cứu của mình đó là thiếu ghi nhận dữ liệu cân nặng trước khi mang thai - điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả do những người mẹ bị béo phì từ trước vốn đã dễ sinh ra con thừa cân và béo phì hơn.
Sự thiếu hụt dữ liệu này khiến kết quả nghiên cứu chưa được coi là chính xác hoàn toàn, tuy vậy, việc giữ cân hợp lý và có chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ vẫn là điều cần bảo đảm. Để được như vậy, quan niệm sai lầm phổ biến 'ăn cho hai người' cần được loại bỏ ngay ở những phụ nữ mang thai và gia đình của họ. Tất cả mọi chuyên gia đều đồng ý rằng việc này là không cần thiết, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con, ngoài ra còn khiến người mẹ khó lấy lại được thân hình trước khi mang thai.
Trong trường hợp đã lỡ thừa cân hoặc bị tiểu đường trong thai kỳ, cũng đừng quá lo lắng, vì tiến sỹ Hillier cho biết bạn vẫn có thể khắc phục phần nào tình hình, giảm nguy cơ cho chính mình và con, bằng cách:
- Kiểm soát cân nặng ngay khi nhận thức được tình hình, dẫu muộn còn hơn không;
- Điều trị tiểu đường hiệu quả;
- Nuôi con bằng sữa mẹ, vì nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được bú mẹ sẽ giảm nguy cơ bị béo phì trong tương lai;
- Nuôi con bằng thực phẩm lành mạnh và dinh dưỡng, lắng nghe những lời khuyên về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, nhất là khi bé bắt đầu ăn dặm;
- Bảo đảm bản thân và con có lối sống tích cực, vận động nhiều.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!