Bạn đọc Nguyễn Thị Phương (ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) hỏi: Hiện gần nhà tôi vẫn còn cửa hàng ăn uống bán cho một vài khách tại chỗ. Vậy cửa hàng này có bị phạt hay không? Mức phạt ra sao? Nếu gặp trường hợp như thế thì có thể báo ai?
Luật sư Lê Văn Hoan, đoàn luật sư TP.HCM trả lời: Theo Khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013, nếu người vi phạm có các hành vi dưới đây:
Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch.
Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh.
Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
Thì có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Do mức xử phạt khởi điểm từ 5 triệu đồng nên thẩm quyền trong trường hợp này thuộc Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Chánh Thanh tra Sở Y tế hoặc Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Người phát hiện hành vi vi phạm có thể báo cho các cơ quan có thẩm quyền xử phạt trên hoặc UBND các cấp, Thanh tra y tế các cấp hoặc cơ quan quản lý thị trường.
Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã có công văn gửi đến UBND 24 quận, huyện nhằm triển khai hướng dẫn cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP. Bao gồm: Cửa hàng, quầy ăn, quán giải khát, thức ăn đường phố, căn tin cơ quan,…
Theo đó, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đề nghị các quận, huyện hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Không tổ chức phục vụ khách ăn uống tại chỗ. Chỉ được bán hàng mang đi, đặt hàng, bán hàng qua điện thoại, giao hàng tận nơi;…
Thời gian áp dụng các biện pháp trên từ ngày 28-3-2020 đến hết ngày 15-4-2020.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!