Thông thường, khi mạch máu bị cắt đứt thì tiểu cầu sẽ kết tập và sau đó phát ra một tín hiệu hóa học sao cho một loại protein mạnh có tên là fibrin sẽ tới và tạo thành cục máu đông.
Có 3 loại cục máu đông chính là huyết khối tĩnh mạch, huyết khối động mạch và huyết khối trong tim.
Huyết khối tĩnh mạch xuất hiện khi máu bị ứ đọng, thường là ở chân và hình thành cục máu đông. Huyết khối động mạch xuất hiện khi mảng bám trong động mạch làm hẹp đường lưu thông khiến máu ứ lại ở nơi bị thu hẹp. Huyết khối trong tim xuất hiện khi cơ tim không bơm đúng chu kỳ,khiến máu bị ứ lại.
Cục máu đông trong ruột có thể gây đi ngoài ra máu, nôn và đau. (Ảnh minh họa: Internet)
Huyết khối có thể gây ra nhiều bệnh, điển hình nhất là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). DVT xuất hiện khi máu ứ lại ở chân.
Các yếu tố di truyền, các rối loạn tim, mang thai và một số bệnh đặc biệt như đa hồng cầu vô căn và bệnh Buerger và một số loại thuốc như thuốc tránh thai có thể làm tăng mức độ nguy hiểm của huyết khối.
Khi huyết khối xuất hiện trong động mạch, máu không tới được tim và có một số triệu chứng như đỏ, sưng, nóng và đau xuất hiện ở chân hoặc cánh tay.
Trong một số trường hợp, sưng xuất hiện ở một chi và nó trở nên đỏ, nóng, sưng gây đau sau một thời gian. Đôi khi rất khó nhận biết đó là huyết khối tĩnh mạch sâu hay nhiễm trùng.
Nếu cục máu đông nằm ở tĩnh mạch chậu trong vùng chậu hoặc trong tĩnh mạch đùi ở đùi trên được gọi là viêm tĩnh mạch xanh đau.
Nếu cục máu đông nằm trên cánh tay và nó ảnh hưởng tới tĩnh mạch dưới xương đòn trong ngực, một tình trạng tương tự như trên cũng xảy ra.
Triệu chứng và dấu hiệu đột quỵ (Việt hóa bởi Songkhoe.vn).
Khi cục máu đông nằm ở động mạch trong ngực, các dấu hiệu và triệu chứng gồm đau hoặc tức ngực, buồn nôn, nôn, khó thở, đau cánh tay, quai hàm, lưng và khó tiêu.
Khi cục máu đông hình thành trong não, có sự suy giảm thị lực, giảm khả năng ngôn ngữ, yếu một bên cơ thể, yếu cánh tay và khó nói. Cục máu đông trong ruột có thể gây đi ngoài ra máu, nôn và đau.
>> Xem thêm: Máu đông được hình thành như thế nào?
BS. Cẩm Tú
(theo Boldsky)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!