Cúm (cảm cúm)

Bệnh A-Z - 11/24/2024

Định nghĩa

Định nghĩa

Định nghĩa

Cúm (cảm cúm) là bệnh gì?

Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng. Ngoài ra, hiện nay các loại virus cúm nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng, đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn như H5N1, H1N1, H7N9…

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 10 – 15% dân số mắc bệnh cúm, tỷ lệ tử vong do cúm ước tính khoảng 250.000 – 500.000 người. Năm 2009 dịch cúm A/H1N1 tại nhiều nước trong đó có Việt Nam làm hàng trăm người tử vong. Mùa của dịch cúm thường là vào mùa thu và mùa đông.

Những ai thường mắc phải cúm (cảm cúm)?

Cúm là một bệnh hết sức phổ biến, mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Thông thường, trung bình một người trưởng thành có thể bị cúm 2-3 lần/năm, trẻ em có thể bị đế 6-7 lần/năm. Các đối tượng dễ mắc bệnh cúm bao gồm:

  • Trẻ dưới 5 tuổi;
  • Người trưởng thành trên 65 tuổi;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Người có hệ miễn dịch yếu;
  • Người bị béo phì nặng;
  • Người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đườ

Triệu chứng và dấu hiệu

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của cúm (cảm cúm) là gì?

Triệu chứng bệnh cảm cúm thường xuất hiện ra đột ngột và bắt đầu 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với virus cúm. Các triệu chứng nặng thường kéo dài 3 đến 5 ngày. Chúng bao gồm:

  • Sốt cao (40 o C);
  • Ớn lạnh;
  • Ho;
  • Hắt hơi;
  • Sổ mũi;
  • Đau họng;
  • Đau cơ;
  • Đau đầu;
  • Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi;
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
  • Dạ dày khó chịu(xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn);
  • Ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 6 tuầ

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hầu hết những người bị cúm có thể tự điều trị ở nhà và không cần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình mắc các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9… hay có các triệu chứng cúm trở nặng và có nguy cơ bị biến chứng. Uống thuốc kháng virus trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi bạn nhận ra triệu chứng có thể làm giảm thời gian bệnh và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra cúm(cảm cúm) là gì?

Bệnh cảm cúm gây ra bởi virus được phân loại theo loại A, B và C. Loại A là dạng phổ biến nhất.

Bạn sẽ nhiễm virus gây bệnh cúm khi hít vào các giọt nhỏ chất dịch mà người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí, hoặc do chạm vào vật mà người mắc bệnh đã chạm vào. Ngoài ra, một số chũng loại virus cúm có thể lây truyền từ các loài động vật như gia cầm, chim, heo… bị nhiễm bệnh khi chúng ta tiếp xúc với chúng hoặc ăn thức ăn làm từ chúng.

Nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc cúm (cảm cúm)?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cúm hoặc các biến chứng của nó bao gồm:

  • Tuổi tác: cúm theo mùa thường ảnh hưởng đến trẻ em và những người trên 65 tuổ Tuy nhiên, một số chủng virus đặc biệt, chẳng hạn như đại dịch cúm H1N1 năm 2009, lại phổ biến nhất ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi.
  • Nghề Nghiệp: nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc trẻ em có nhiều khả năng tiếp xúc gần với người bị nhiễm cú
  • Điều kiện sống: những người sống chung với nhiều cư dân khác, như nhà dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội, có nhiều khả năng phát triển bệnh cú
  • Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: các phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, corticosteroid và HIV AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạ Điều này có thể làm bạn dễ dàng bắt cúm và cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển biến chứng.
  • Bệnh mãn tính: các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim mạch, có thể làm tăng nguy cơ bệnh cúmbiến chứ
  • Mang thai: phụ nữ mang thai có nhiều khả năng phát triển biến chứng bệnh cúm, đặc biệt là trong6 tháng cuối của thai kỳ.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cúm (cảm cúm)?

Thông thường, bạn chỉ cần nghỉ ngơi và uống đủ nước là có thể khỏi bệnh.

Bạn có thể dùng các loại thuốc làm giảm các triệu chứng như Acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm sốt, siro ho và thuốc thông mũi. Tuy nhiên, không được dùng aspirin.

Ngoài ra bạn có thể tắm nước ấm hoặc sử dụng miếng dán nóng có thể làm giảm đau cơ. Máy phun sương có thể làm giảm tiết nước bọt và súc miệng bằng nước muối ấm hay nước súc miệng có thể làm giảm đau họng.

Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus cho những người bị cúm nặng hoặc có nguy cơ bị biến chứng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh cúm (cảm cúm)?

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ cần dựa trên triệu chứng để chẩn đoán, đặc biệt là vào mùa thu và mùa đông. Vào các thời điểm khác của năm, bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn. Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm mẫu thử nước mũi hoặc xét nghiệm máu. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra xem bạn có bị biến chứng viêm phổi không.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của cúm (cảm cúm)?

Những việc nên làm giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

  • Tiêm thuốc ngừa cúm mỗi năm;
  • Uống nhiều nước (ít nhất 8 ly mỗi ngày) để làm loãng chất bài tiết từ phổ Trẻ nhỏ nên tránh uống sữa (vì nó làm tăng chất bài tiết từ phổi);
  • Ngưng hút thuốc để làm giảm nguy cơ gặp biến chứng;
  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tố Tiếp tục nghỉ ngơi 2-3 ngày sau khi khỏi bệnh;
  • Rửa tay thường xuyên, kể cả người chăm só Vứt tất cả khăn giấy sau khi sử dụng xong;
  • Đi khám ngay nếu sốt hoặc ho nặng hơn, thở gấp hoặc đau ngực, ho ra đờm có máu, đau hoặc cứng cổ;
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đau và tiết ra chất thải đặc từ tai hoặc mũi.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!