Cùng con vượt qua "cơn ác mộng" mọc răng... hàm

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Một trong những cơn ác mộng của các mẹ và của trẻ đó là thời kỳ trẻ bắt đầu mọc răng. Nhưng cơn đau kèm theo sốt, ốm, khiến cho tâm sức mẹ bỏ ra để chăm trẻ cũng đổ sống đổ bể do cân nặng có thể tụt xuống đột ngột sau khi trẻ mọc răng xong. Vậy những điều cần lưu ý khi trẻ mọc răng hàm là gì?

Một trong những cơn ác mộng của các mẹ và của trẻ đó là thời kỳ trẻ bắt đầu mọc răng. Nhưng cơn đau kèm theo sốt, ốm, khiến cho tâm sức mẹ bỏ ra để chăm trẻ cũng đổ sống đổ bể do cân nặng có thể tụt xuống đột ngột sau khi trẻ mọc răng xong. Vậy những điều cần lưu ý khi trẻ mọc răng hàm là gì?

Giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng

Từ tháng thứ 6 trẻ đã bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng sữa, chiếc đầu tiên chính là răng cửa hàm trên hoặc răng cửa hàm dưới. Thời gì mọc răng sữa không kéo dài, chỉ giao động từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9, tuy nhiên thời gian này cũng có thể thay đổi tùy vào cơ địa cơ địa của cả mẹ và bé. Điều này giải thích cho việc có một số trẻ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 3 nhưng có trẻ đến lúc 7 tháng tuổi răng mới bắt đầu nhú.

Mọc răng nhanh hay chậm không hề ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ cũng như chất dinh dưỡng được cung cấp hàng ngày cho trẻ, vì thậm chí có những bé vừa mới sinh ra đã có răng sơ sinh (khoảng từ 1 - 2 chiếc). Hai răng cửa ở hàm dưới sẽ mọc đầu tiền và sau đó các răng khác theo đó mọc theo, cũng có trường hợp các răng cửa hàm trên và hàm dưới cùng mọc vào một thời điểm.

Những chiếc răng mọc cuối cùng chính là hai răng hàm thứ hai của hàm trên. Răng của bé sẽ không mọc liên tục từ ngày mọc chiếc đầu tiên mà thường kéo dài tùy thời điểm, thường thì sẽ mọc theo từng cặp, vì dụ hai răng cửa, hai răng nanh... răng hàm dưới thường mọc trước và không bao giờ cũng thời điểm với răng hàm trên.

Bộ răng sữa ban đầu của trẻ sẽ có tất cả 20 răng (có thể hơn), 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.

Cùng con vượt qua "cơn ác mộng" mọc răng... hàm

Dấu hiệu khi trẻ mọc răng hàm

Trước khi răng tách lợi nhú lên, cha mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu để biết trước được nơi răng sắp mọc. Nướu sẽ có hiện tượng hơi sưng một chút, thậm chí còn có thể bị toét ra. Trẻ sẽ cho bạn biết là đang rất ngứa ngáy và khó chịu ở vùng răng mọc bằng cách đưa tay sờ chỗ nướu sưng hoặc chảy dãi nhiều. Có một vài trẻ thường xuyên tìm các vậy để cắn.

Khi mọc, do nướu bị tách ra để răng nhú lên nên trẻ thường sẽ khóc quấy nhiều do đau lợi, thời gian này trẻ cũng sẽ dẽ bị nhiễm trùng miệng và nướu nên bố mẹ cần hết sức lưu ý.

Trẻ mọc răng bao giờ cũng từ chối các loại đồ ăn ngay cả đồ ăn đó có phải là thứ mà trẻ thích hay không. Vậy nên sữa có lẽ là loại thức ăn, thức uống tốt nhất cho trẻ vào thời điểm này, còn cháo sẽ là thức ăn chính cho bé để đảm bảo chất dinh dưỡng, tránh sụt cân.

Nếu trẻ bị sốt cao, cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám nha sĩ để có phương pháp điều trị cũng như kiểm tra tình hình chiếc răng hàm đang mọc cho trẻ. Các dấu hiệu mọc răng sẽ xuất hiện trước khi răng nhú khoảng 3 - 5 ngày và hết trong khoảng từ 7 ngày đến 10 ngày. Đây là hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường trong quá trình phát triển ở trẻ.

Chú ý khi trẻ mọc răng hàm

Khi trẻ mọc răng, bạn nên tìm cách làm cho trẻ bớt khó chịu trong miệng ví dụ như cho trẻ ngậm núm vú giả. Nếu trẻ cảm thấy đau, khóc quấy nhiều thì bạn nên đi tới cơ sở y tế gần nhất để xin lời khuyên dành cho bé cũng như các loại thuốc giảm đau mà trẻ có thể dùng.

Nếu trong thời gian mọc răng trẻ bị sốt cao bạn có thể cho trẻ uống một số loại thuốc sốt dành cho trẻ em để làm dịu cơn đau. Cho trẻ uống nhiều nước để điều hòa hệ tiêu hóa cũng như làm dịu nướu.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!