Đại dịch diễn biến nhanh, phải tăng tốc ứng phó

Thời sự - 11/24/2024

Nước ta tiếp tục kiên trì thực hiện các nguyên tắc: Chủ động ngăn ngừa; phát hiện sớm; cách ly kịp thời; khoanh vùng gọn; dập dịch triệt để; điều trị khỏi bệnh.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới rất phức tạp, đang xấu đi rất nhanh, đặc biệt tại châu Âu và Mỹ, do đó chúng ta phải tăng cường tốc độ ứng phó.

Đó là nhận định của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp triển khai phương án phòng, chống dịch sáng 18-3.

Cân nhắc kỹ việc trở về nước

Tại cuộc họp, đại diện Bộ GTVT khuyến cáo người Việt Nam ở nước ngoài nên cân nhắc kỹ lưỡng việc trở về nước. Bởi lẽ tình hình di chuyển bằng đường hàng không giữa các nước hiện nay rất khó khăn. Nhiều nước siết chặt việc xuất nhập cảnh; có thể đưa ra quyết định đơn phương về việc dừng, thay đổi chuyến bay.

Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia y tế nêu rõ, việc di chuyển đến sân bay và trên máy bay, khả năng lây nhiễm dịch bệnh rất cao nên người dân cần thận trọng. Các thành viên ban chỉ đạo thống nhất cho rằng người Việt Nam ở nước ngoài nên thực hiện nghiêm các khuyến cáo, hướng dẫn y tế của chính quyền nước sở tại. Trường hợp thực sự phải về nước thì dù còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam luôn nỗ lực hết sức để thực hiện các biện pháp cần thiết, lo cho bà con một cách tốt nhất có thể.

Đảm bảo đủ 100% chỗ cách ly

Về chuẩn bị cơ sở cách ly tập trung, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y (Bộ Quốc phòng), cho biết theo kế hoạch mới nhất quân đội đã chuẩn bị 140 khu cách ly với 44.718 chỗ. Tổng số người cách ly từ đầu dịch đến giờ mới đạt hơn 21.000 chỗ. Trong số này, khoảng 14.000 người đã hoàn thành cách ly. Tính đến 6 giờ sáng 18-3, quân đội hiện đang cách ly 6.986 người.

Đại dịch diễn biến nhanh, phải tăng tốc ứng phó

Nhân viên y tế thuộc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TP.HCM phối hợp với lực lượng chức năng ở ga đến quốc tế Tân Sơn Nhất hướng dẫn hành khách khai báo y tế. Ảnh: NGUYỄN TÂN

Như vậy, các khu cách ly của quân đội hiện đã sẵn sàng cơ sở vật chất để tiếp nhận gần 38.000 người vào cách ly. Đồng thời, quân đội cũng đã xây dựng kế hoạch dự phòng, có thể huy động thêm 10.000-20.000 chỗ để sẵn sàng tiếp nhận tổ chức cách ly tập trung theo quy định.

Bên cạnh đó, các thành viên ban chỉ đạo cũng thảo luận việc chuẩn bị cơ sở lưu trú, quy trình thực hiện tổ chức cách ly tại khách sạn có thu phí đối với các chuyên gia, người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp, dự án quan trọng,...

Đồng thời, ban chỉ đạo giao các bộ: Y tế, GTVT, Công an, Quốc phòng… xây dựng quy định hiệp đồng tổ chức hiệu quả việc tiếp nhận hành khách nhập cảnh tại các cảng hàng không về cách ly y tế theo quy định.

Ngày 16-3, tổng giám đốc WHO đã đưa ra khuyến nghị mới nhất, trong đó khẳng định xét nghiệm các trường hợp nghi nhiễm, sau đó tổ chức cách ly là biện pháp tốt nhất kiềm chế sự lan rộng của dịch COVID-19 trong thời điểm này. 

Kiểm soát chặt nguồn bệnh xâm nhập Việt Nam

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định những nguyên tắc, chủ trương, chỉ đạo chống dịch của Việt Nam từ đầu tới nay là rất đúng đắn. 'Bài học lớn nhất trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua là tất cả lực lượng đã vào cuộc, hiệp đồng chặt chẽ. Đặc biệt là sự tham gia của người dân. Chúng ta phải tiếp tục phát huy' - Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn bệnh xâm nhập vào Việt Nam thông qua các chính sách về xuất nhập cảnh, trên tinh thần mềm dẻo, hợp tác nhưng kiên quyết.

Thực tế, trong những ngày qua, cũng như nhiều nước, do không thể ngăn giao lưu ngay với bên ngoài, các lực lượng phải làm việc 'không có đêm, không có ngày' để rà soát, tìm kiếm, giám sát hành khách, các trường hợp nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 trên hàng chục chuyến bay đến Việt Nam. 'Chúng ta phải kiểm soát được người nhập cảnh bằng chính sách quản lý thị thực như Thủ tướng vừa chỉ đạo, đồng thời tiếp cận, cách ly được tất cả người có nguy cơ lây nhiễm đã nhập cảnh' - Phó Thủ tướng yêu cầu.

Phó Thủ tướng chỉ đạo tăng cường truyền thông qua tất cả kênh để hướng dẫn, đề nghị người Việt Nam đang học tập, lao động ở nước ngoài tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của nước sở tại. Phó Thủ tướng cho rằng những trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài thực sự cần thiết phải về nước thì dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta luôn nỗ lực hết sức thực hiện các biện pháp cần thiết để lo cho bà con một cách tốt nhất có thể.

Trong công tác điều trị, phải làm mạnh hơn nữa, tăng cường tập huấn đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên cho các bệnh viện, đặc biệt là đúc kết kinh nghiệm qua các đợt điều trị chống các bệnh dịch SARS, dịch cúm H1N1 trước. Tinh thần là 'hạn chế tối đa tử vong vì không có gì quý hơn tính mạng'.'Chúng ta làm hết sức vì sức khỏe, vì tính mạng của người dân, vì sự bình yên của xã hội'.

Thêm 10 ca nhiễm mới

Trong ngày 18-3, Bộ Y tế ghi nhận thêm 9 ca nhiễm COVID-19:

- Bệnh nhân 67: Nam, 36 tuổi, là người đi cùng bệnh nhân số 61 đến Malaysia.

- Bệnh nhân 68: Nam, 41 tuổi, quốc tịch Mỹ, lấy vợ người Việt Nam có địa chỉ tại TP Đà Nẵng.

- Bệnh nhân 69: Nam, 30 tuổi, quốc tịch Đức, du khách trú tại Hà Nội, nhập cảnh Nội Bài ngày 13-3 trên chuyến bay SU290.

- Bệnh nhân 70: Nam, 19 tuổi, ngụ quận Thanh Xuân, Hà Nội, du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 16-3 trên chuyến bay TK164.

- Bệnh nhân 71: Nữ, 19 tuổi, ngụ quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, du học sinh tại Anh, cùng chuyến bay với bệnh nhân 70.

- Bệnh nhân 72: Nữ, 25 tuổi, quốc tịch Pháp, bạn gái của ca 60, trên chuyến bay ngày 9-3.

- Hải Dương ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, cũng là ca nhiễm thứ 73. Bệnh nhân nam, 11 tuổi, ở huyện Thanh Miện, về Việt Nam trên chuyến bay VN0054 ngày 9-3.

- Bệnh nhân 74 được ghi nhận tại Phú Thọ, nam, 23 tuổi, về Việt Nam trên chuyến bay VN0018 ngày 16-3.

- Bệnh nhân 75: Nữ, 40 tuổi, ở quận 2, TP.HCM. Ngày 4-3, bệnh nhân từ Việt Nam sang Anh, ngày 15-3 về Việt Nam trên chuyến bay VN50.

- Bệnh nhân 76: Nam, 52 tuổi, quốc tịch Pháp. Nhập cảnh Tân Sơn Nhất ngày 10-3. Đi qua TP.HCM, Cần Thơ, Hội An, Huế, Ninh Bình. 

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!