Đàn ông đồng tính và lưỡng tính cần biết điều này!

Sức Khỏe Giới Tính - 04/20/2024

Bạn có biết? Đàn ông đồng tính hoặc lưỡng tính có nguy cơ cao bị nhiễm HIV hơn dân số còn lại, vậy phải làm gì để giảm thiểu nguy cơ đó?

Giống như những người đàn ông khác, những người đàn ông đồng tính và lưỡng tính cần phải biết cách để bảo vệ sức khỏe của họ trong đời sống tình dục. So với những người đàn ông khác thì những người đồng tính nam và lưỡng tính thường bị ảnh hưởng bởi những nguyên nhân sau:

  • Tỉ lệ lây nhiễm HIV và các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cao hơn;
  • Nghiện rượu và ma túy;
  • Bệnh trầm cảm.

Đàn ông đồng tính và lưỡng tính dễ có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho những người đồng tính và lưỡng tính nam có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như:

  • Tỉ lệ lưu hành HIV ở những người đàn ông trong giới này cao hơn đến 40 lần so với những người quan hệ với người khác giới;
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ lây truyền HIV cao gấp 18 lần so với quan hệ qua đường âm đạo;
  • Những người đàn ông đồng tính và lưỡng tính trung bình sẽ có nhiều bạn tình hơn so với những người bình thường.

Những nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khả năng tiếp cận y tế:

  • Tình trạng ghê sợ người đồng tính luyến ái;
  • Những giáo điều không hay về họ;
  • Sự phân biệt đối xử từ những người khác;
  • Mối lo ngại sợ bị phát hiện;
  • Không thể tiếp cận với những định hướng y khoa cũng như các dịch vụ hỗ trợ y tế dành cho đối tượng LGBT;
  • Khao khát được thổ lộ tâm sự;
  • Lo lắng mất việc;
  • Nỗi sợ hãi khi phải chia sẻ về hành vi hoặc xu hướng tình dục.

Phần lớn những người đồng tính hoặc lưỡng tính nam và những đàn ông có quan hệ với người cùng giới bị nhiễm HIV qua đường hậu môn và đó cũng là phương thức quan hệ tình dục có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh nhất. Khi quan hệ qua đường hậu môn, cả hai người đều có nguy cơ lây nhiễm HIV cho nhau. Tuy nhiên, nếu  như người nằm dưới là người không mắc HIV mà lại không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể sẽ có khả năng lây nhiễm bệnh cao hơn người nằm trên và ngược lại người nằm trên nếu dương tính với HIV sẽ dễ dàng truyền bệnh HIV cho người còn lại.

Đàn ông đồng tính và lưỡng tính nên tiêm phòng những bệnh truyền nhiễm nào?

Hiện nay, có rất nhiều loại vắc xin giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân bao gồm:

Viêm gan

Tiêm vắc xin ngừa viêm gan A và viêm gan B:

  • Đối với vắc xin ngừa viêm gan A, thuốc sẽ phát huy hoàn toàn tác dụng kháng bệnh với 2 liều 1 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 6 tháng;
  • Đối với vắc xin ngừa viêm gan B, bạn cần phải tiêm tổng cộng ba mũi.
  • Ngoài ra, có một loại vắc xin kết hợp ngăn ngừa cả hai bệnh viêm gan A và viêm gan B, bao gồm tổng cộng 3 mũi và có tác dụng bảo vệ bạn khỏi căn bệnh lâu dài.

Cảm cúm theo mùa

Bạn  có thể tiêm vắc xin ngừa bệnh này chỉ với một mũi duy nhất trước khi dịch cúm bắt đầu.

HPV (chủng virus gây u nhú ở người)

Vắc xin ngừa bệnh này bao gồm cả loại dành riêng người đồng tính nam và lưỡng tính dưới 26 tuổi có tác dụng ngăn ngừa mụn cóc sinh dục và các bệnh liên quan đến chủng virus HPV như ung thư thuộc vùng miệng-hầu và ung thư hậu môn.

Bạn nên làm gì để bảo vệ sức khỏe chính mình?

Duy trì một tinh thần khỏe mạnh: Bạn nên chú ý đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của bản thân. Nếu bạn phải thường xuyên phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực về bản thân hoặc sức khỏe của chính mình thì hãy tìm gặp các chuyên gia tư vấn.

Tiến hành các xét nghiệm Prep/PEP: Bạn nên trao đổi với các chuyên gia sức khỏe để xem loại xét nghiệm nào phù hợp cho bạn dựa trên tình trạng HIV và phương thức quan hệ tình dục mà bạn lựa chọn.

Tuân thủ kế hoạch điều trị HIV: Nếu bạn mắc phải loại virus này và đang trong quá trình điều trị, bạn nên thường xuyên đến bệnh viện tái khám để chắc chắn rằng mình đang uống thuốc đúng cách cũng như dùng đúng liều.

Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe: Bạn nên lựa chọn những bữa ăn giàu dinh dưỡng và các món ăn vặt giúp bạn tránh được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và các biến chứng của nó.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Để biết được cân nặng của bạn có khỏe mạnh hay không, các bác sĩ  thường sẽ tính chỉ số khối cơ thể (BMI). Nếu bạn biết được số đo chiều cao và cân nặng của cơ thể, bạn cũng có thể tự tính ra được chỉ số BMI cho bản thân.

Cách tính như sau: BMI = (trọng lượng cơ thể)/(chiều cao x chiều cao), trong đó trọng lượng cơ thể tính bằng kg và chiều cao tính bằng m. Nếu chỉ số BMI của bạn trong khoảng 18,5-25 thì bạn đang sở hữu một cân nặng khỏe mạnh. Tuy nhiên BMI không được áp dụng cho các vận động viên, mẹ bầu hoặc đang cho con bú và người mới ốm dậy.

Tập thể dục thường xuyên: Vận động thường xuyên giúp bạn duy trì một cân nặng khỏe mạnh cũng như kiểm soát tốt lượng cholesterol trong máu và ổn định huyết áp.

Không hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư và đột quỵ lên rất cao. Đối với các bệnh nhân HIV, việc hút thuốc lá cũng góp phần làm suy giảm hệ miễn dịch và có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi khi họ có tiếp xúc với những người đã nhiễm lao. Do vậy, nếu bạn không có thói quen hút thuốc thì bạn đừng nên thử dù chỉ một lần. Còn nếu như bạn là người nghiện thuốc, bạn cần phải hạn chế hoặc từ bỏ thói quen này để tránh gặp thêm nhiều bệnh lý khác phức tạp hơn.

Hạn chế uống rượu: Bạn cần tránh uống quá nhiều rượu vì điều này có thể gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe như cao huyết áp hoặc ung thư cũng như làm tăng nguy cơ khiến bạn dễ bị tổn thương và thực hiện những hành vi nguy hiểm.

Kiểm tra cholesterol trong máu thường xuyên: Các chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol  khuyên rằng những người đang trong độ tuổi 20 mươi hoặc lớn hơn nên kiểm tra cholesterol thường xuyên hơn ít nhất là 5 năm một lần.

Tầm soát ung thư: Bạn nên đến bệnh viện làm các xét nghiệm tầm soát nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, tinh hoàn, ruột kết, miệng và hậu môn.

Thường xuyên theo dõi huyết áp: Việc này rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn vì chứng cao huyết áp hầu như rất hiếm khi biểu hiện các triệu chứng.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên: Bạn nên trao đổi với các bác sĩ hoặc y tá sau mỗi lần khám sức khỏe tổng quát để tìm hiểu về các phương pháp bạn có thể áp dụng nhằm hạn chế các nguy cơ mắc các vấn đề khác về sức khỏe.

Tóm lại, sức khỏe là thứ quý giá nhất đối với mỗi người. Tuy nhiên vẫn có một số người có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe cao hơn những người khác. Điều này đúng trong trường hợp của những người đồng tính nam và lưỡng tính vì họ thực hiện những hành vi  quan hệ tình dục có nguy cơ cao hơn rất nhiều những người đàn ông bình thường. Vì thế, cách tốt nhất để những người đàn ông này bảo vệ sức khỏe của họ đấy là áp dụng một lối sống tích cực hơn về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời, họ cũng cần khám sức khỏe tình dục thường xuyên để kiểm soát tình trạng sức khỏe bản thân.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!