Đăng ký khai sinh cho con, là một trong những việc làm cần thiết và quan trọng ngay từ sau khi bé sinh. Rất nhiều gia đình thắc mắc rằng trên giấy tờ, cần cho bé theo hộ khẩu của bố hay mẹ và phải áp dụng thủ tục thực hiện như thế nào. Để tìm hiểu thêm về những vấn đề này, các bậc phụ huynh có thể tham khảo thông qua những thông tin mà Lily & WeCare cung cấp bên dưới.
Tùy trường hợp mà theo hộ khẩu bố hoặc mẹ
Theo khoản 1 điều 13; điều 14; khoản 1 và khoản 2 điều 15 Văn bản hợp nhất 8013/VBHN-BTP Nghị định về đăng ký quản lý Hộ tịch ngày 10 tháng 12 năm 2013 thì:
Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ sẽ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em. Trường hợp nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Sau khi cán bộ Tư pháp kiểm tra giấy tờ hợp lệ, về nguyên tắc đăng ký khai sinh cho con phải theo nơi người mẹ đăng ký hộ khẩu thường trú của mẹ, trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ (thường trú và tạm trú) thì mới có thể làm thủ tục đăng ký khai sinh theo nơi cư trú của người cha.
Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng về nguyên tắc, đăng ký khai sinh cho con, phải theo nơi người mẹ đăng ký hộ khẩu thường trú, hoặc đăng ký nơi người mẹ có đăng ký tạm trú.
Tuy nhiên, trong trường hợp nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người bố sẽ phải thực hiện việc đăng ký khai sinh. Vì vậy cách tốt nhất là người cha nên nhập hộ khẩu của người mẹ vào hộ khẩu gia đình, rồi sau đó mới đăng ký khai sinh cho con.
Thủ tục đăng ký giấy khai sinh
Thời hạn đăng ký khai sinh cho con là 60 ngày, kể từ ngày con sinh ra. Khi đi đăng ký, cần phải chuẩn bị những giấy tờ cần thiết theo hồ sơ bao gồm:
+ Giấy chứng sinh tại nơi trẻ sinh ra. Trường hợp trẻ sinh ra ngoài cơ sở Y tế thì bắt buộc phải có giấy chứng sinh thay văn bản xác nhận của người làm chứng. Trường hợp, do người nhà vội, quên hay vì lý do cá nhân mà không có giấy chứng sinh, thì phải làm giấy cam đoan.
+ Sổ Hộ khẩu, trường hợp bố mẹ đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh.
+ Giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ. Trong trường hợp cả 2 chưa kết hôn thì cán bộ Tư pháp không cần phải kiểm tra giấy đăng ký kết hôn.
+ CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay.
+ Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh.
Thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho trẻ
Sau khi đã chuẩn bị những giấy tờ đầy đủ, như trình bày ở trên thì người làm giấy khai sinh cho trẻ tiến hành nộp các giấy tờ trên tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người mẹ đăng ký thường trú.
Trường hợp không xác định được nơi thường trú, tạm trú của người mẹ, thì UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Còn khi không xác định được nơi cư trú của cả cha và mẹ, thì sẽ nộp tại UBND xã nơi mà trẻ sinh sống.
Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ, cán bộ Tư pháp sẽ tiến hành các thủ tục còn lại và trình Chủ tịch UBND cấp xã. Sau đó trẻ sẽ được cấp 1 bản chính giấy khai sinh, bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Những thủ tục cần thực hiện khi đi đăng kí khai sinh cho bé
Mách bạn những giấy tờ cần có khi đăng kí khai sinh cho bé
Hướng dẫn mẹ các bước làm giấy khai sinh cho trẻ nhanh chóng
Mẹ đã biết 8 điều giúp trẻ ăn dặm đúng chuẩn chưa?
Công thức ăn dặm cho trẻ ăn dặm không lên cân được
2
Chia sẻ kinh nghiệm đăng ký giấy khai sinh
Chia sẻ về việc đăng ký giấy khai sinh cho con, một bà mẹ có nickname N2D chia sẻ trên diễn đàn webtretho rằng: “Con khai sinh theo mẹ mà vì mẹ đẻ ra con chứ bố có đẻ ra con đâu. Con chỉ khai sinh theo bố khi mẹ không có hộ khẩu thường trú hoặc hộ khẩu không rõ ràng còn về nguyên tắc theo quy định của pháp luật con khai sinh theo mẹ.
Vấn đề đăng ký khai sinh chả có gì phải lo lắng đâu các mẹ, đó chỉ là nơi cấp giấy khai sinh cho con chứ còn nguyên quán của con mình thích để theo bố hay theo mẹ đều được.
Bé nhà mình khai sinh theo mẹ ở Việt Trì, mình lấy chồng Hưng Yên không cắt khẩu về nhà chồng. Giờ trên hộ khẩu nhà bố mẹ đẻ nhà mình tất cả đều Việt trì, phú thọ riêng “cún” nhà mình Văn Lâm, Hưng Yên. Bây giờ thì cả nhà chuyển khẩu về Hà Nội rồi”.
Cùng với đó, mẹ có tên cute_2011 đưa ra thắc mắc về việc đăng ký giấy khai sinhnhờ tư vấn với nội dung: Đã cưới nhau rồi và cũng đăng ký hết hôn rồi ạ, nhưng người mẹ chưa cắt khẩu để nhập khẩu ở nhà chồng được, giờ thì mẹ chuẩn bị sinh rồi , muốn làm giấy khai sinh cho em bé theo bố.
Chia sẻ về trường hợp này, mẹ Thuhieuht cho biết kinh nghiệm của mình: Trường hợp trên có thể làm được. Trong mẫu thủ tục khai sinh điền cần ghi vào mục lý do chuyển đến : "nhập sinh về với bố". Bạn có thể tiện 1 công nhập khẩu bạn về luôn. Bạn về bên ngoại xin cắt khẩu (ra công an TP hoặc huyện), thủ tục tuỳ từng nơi nhưng hồi mình làm nhanh lắm.
Lấy được giấy đó về bên chồng lên CA tỉnh hoặc quận xin tờ khai, ngồi luôn ở đó khai người ta hướng dẫn cho rồi mang về xác nhận tại nơi ở. Chốt CMND 2 vợ chồng, giấy kết hôn cùng mấy tờ khai ấy đi nộp. Sau 2 tuần là trả hộ khẩu luôn, nếu 2 vợ chồng tách ra làm 1 hộ riêng thì người ta hay làm khó làm dễ. Nếu chỉ nhập về nhà chồng thôi thì đơn giản lắm, không mất phí gì đâu.
Xem thêm:
Hướng dẫn mẹ các bước làm giấy khai sinh cho trẻ nhanh chóng
Mách bạn những giấy tờ cần có khi đăng kí khai sinh cho bé
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!