Dấu hiệu bệnh thận thai sản - đừng để quá muộn!

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Có tới 20% số người mắc các chứng bệnh về thận là phụ nữ mang thai, trong đó tỉ lệ tử vong của các đối tượng này lên đến 50%. Để tránh các hậu quả đáng tiếc, mẹ bầu nên chú ý đến các dấu hiệu của bệnh thận trên cơ thể để có thể chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Có tới 20% số người mắc các chứng bệnh về thận là phụ nữ mang thai, trong đó tỉ lệ tử vong của các đối tượng này lên đến 50%. Để tránh các hậu quả đáng tiếc, mẹ bầu nên chú ý đến các dấu hiệu của bệnh thận trên cơ thể để có thể chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Chức năng của thận đối với cơ thể sản phụ

Trong thai kì, cơ quan thận cũng có thể thay đổi một số chức năng so với khi không có thai. Lúc này, lưu lượng lọc cầu thận và lượng máu đi qua thận tăng lên ngay từ những tháng đầu tiên của thai kì. Do cơ thể sản phụ liên tiếp sản sinh ra lượng máu nhiều hơn so với bình thường đến 50% dẫn đến việc thận cũng cần phải hoạt động nhiều hơn và liên tục.

Chính tình trạng tăng hoạt động lọc cầu thận này sẽ khiến việc tăng thải các chất cặn bã, làm giảm nồng độ Creatinine trong máu xuống từ 35 đến 44%. Do vậy, nếu không chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sản phụ, có thể dẫn đến việc suy thận và mắc các bệnh về thận, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Dấu hiệu bệnh thận thai sản - đừng để quá muộn!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh thận

Hiện nay các chuyên gia y khoa đã xác định được ba nguyên nhân chính gây ra bệnh thận ở sản phụ bao gồm:

Huyết khối vi mạch thận: Là tình trạng tắc vi mạch thận dẫn tới giảm chức năng lọc thải chất cặn trong máu. Do trong những tháng cuối thai kì sản phụ thường mắc các bệnh ban xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc hội chứng tan huyết, tăng ure máu, tăng men gan...

Mất máu hoặc mất dịch: Trong thời gian ốm nghén, mẹ bầu thường có triệu chứng nôn mửa và nếu xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến việc thiếu nước cho cơ thể, gây giảm chức năng lọc cặn bã của thận. Ngoài ra, nếu sản phụ mắc chứng rối loạn tiêu hóa, hoặc nhiễm độc thức ăn, sốt xuất huyết...cũng có thể gây mất dịch, thiếu máu và làm tụt huyết áp, giảm chức năng của cơ quan thận.

Việc nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn E.Coli cũng là nguyên nhân chính gây mất dịch, thiếu nước và dễ gây suy thận ở sản phụ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh thận thai sản

Ở sản phụ, nồng độ Creatinine máu trên 80 μmol/l và trên 5 mmol/l nồng độ Ure máu là biểu hiện của việc suy giảm chức năng thận trong thai kì.

Dấu hiệu bệnh thận thai sản - đừng để quá muộn!

Chân và mắt cả bị phù nề là dấu hiệu suy thận do chất thải, nước bẩn không được đào thải mà bị ứ đọng lại bên trong cơ thể, từ đó gây ra hiện tượng phù nề thai sản.

Nếu mẹ bầu thường xuyên đau bụng, mệt mỏi, khó thở và buồn nôn thì nên đi kiểm tra ngay lập tức, do đây là những triệu chứng thường thấy ở các sản phụ bị suy thận. Do có nhiều mẹ bầu thường nhầm lẫn những dấu hiệu trên với việc thai nghén nên có nhiều trường hợp trở nên trầm trọng dẫn đến hôn mê sâu, co giật hoặc tệ nhất là ảnh hưởng tới tính mạng mẹ và con.

Nhiều người cho rằng việc bị tiêu chảy cũng nằm trong những dấu hiệu thường thấy trong quá trình mang thai. Tuy nhiên nếu triệu chứng tiêu chảy kéo dài thì mẹ bầu nên đi kiểm tra sức khỏe với bác sĩ để có thể được chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý việc tiếp thụ các thực phẩm hàng quán do ngày nay chất lượng vệ sinh thực phẩm không được đảm bảo dễ dẫn đến các triệu chứng gây ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!