Vào thời kỳ đầu của bệnh thận, người bệnh ít cảm thấy đau đớn. Do đó, những dấu hiệu manh nha của những căn bệnh này thường dễ dàng bị bỏ qua.
Mới đây, trang Sina Health đã phỏng vấn chuyên gia đầu ngành về thận – giáo sư Vương Bạo Khôi về vấn đề này.
Giáo sư Vương Bạo Khôi - một trong những chuyên gia đầu ngành về thận tại Trung Quốc (Ảnh minh họa: Internet)
Được coi là nhân tài ưu tú của Y học Trung Quốc hiện tại, bác sĩ Vương cũng đồng thời là Giám đốc bệnh viện thận Đông Phương trực thuộc Đại học Y Dược Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, ông còn đảm nhiệm chức Phó chủ nhiệm Ủy ban nghiên cứu thận tại Bắc Kinh, nguyên là ủy viên ban thường vụ của Hiệp hội Y khoa nghiên cứu về bệnh thận trong nước.
Chia sẻ về những dấu hiệu đầu của các bệnh về thận, giáo sư Vương Bạo Khôi cho biết: 'Nhiều người bị mắc các căn bệnh này chỉ tiến hành thăm khám khi cảm thấy cơ thể không khỏe mạnh.
Do đó, phần lớn bệnh tình của họ đều được phát hiện khi đã vào giai đoạn nghiêm trọng, thậm chí có trường hợp nguy hiểm đến tình mạng, phải tiến hành lọc máu'.
Dưới đây là danh sách 12 dấu hiệu báo trước những thay đổi về tình trạng của thận được đưa ra bởi giáo sư - bác sĩ đầu ngành Vương Bạo Khôi.
Cơ thể và tinh thần bất thường
Khi công năng thận có biểu hiện không tốt, nhiều chất cặn bã sẽ không được bài tiết qua đường nước tiểu. Sự ứ đọng của các chất này sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, cơ thể bải hoải, cả người cảm thấy như không còn chút sức lực.
Nếu thận có bệnh, protein và các chất dinh dưỡng khác sẽ bị rò rỉ qua đường nước tiểu, làm cho cơ thể mất sức.
Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể bị nhiều người nhầm lẫn với tình trạng lao lực quá độ hay một vài nguyên nhân khác. Cũng vì thế, sự bất thường về cơ thể và tinh thần này dễ bị các bệnh nhân bỏ qua.
Chán ăn
Không có cảm giác thèm ăn, kén ăn, thậm chí nôn mửa cũng được coi là một số dấu hiệu sớm của bệnh thận.
Khi rơi vào tình trạng này, nhiều người thường chủ động xét nghiệm, khám về đường tiêu hóa hoặc chuyên khoa gan.
Nếu dạ dày và gan không phát hiện vấn đề khác lạ, không thể loại trừ khả năng các căn bệnh về thận là nguyên nhân gây nên những triệu chứng này.
Nước tiểu có bọt
Bọt xuất hiện trong nước tiểu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có bệnh thận.
Khi công nặng thận gặp rối loạn, protein trong cơ thể sẽ bị thoát ra từ đường nước tiểu, tạo thành các bọt có thể phát hiện bằng mắt thường.
A-xít uric máu tăng cao sẽ gây ra tăng huyết áp và biến chứng suy thận (Ảnh minh họa: Internet)
Đau thắt lưng
Vị trí của thận nằm ở hai bên của cột sống. Khi thận mắc bệnh, cơ thể sẽ được báo hiệu bằng những cơn đau ở vùng thắt lưng.
Lượng nước tiểu bất thường
Người khỏe mạnh thường đi tiểu từ 4 - 6 lần/ngày và thải ra khoảng 800 – 2000ml nước tiểu.
Tình trạng nước tiểu quá nhiều hoặc quá ít là một trong những dấu hiệu báo trước các chứng bệnh liên quan đến thận.
Phù nề
Uống quá nhiều nước hoặc ngủ nhiều là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng phù nề ở mặt, mí mắt, chân tay hoặc một số bộ phận khác.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, các bệnh về thận cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phù nề.
Nước tiểu đục như lòng trắng trứng hoặc đi tiểu ra máu
Đây được xem là hai dấu hiệu nổi bật giúp người bệnh có thể sớm phát hiện các bệnh về thận. Khi bắt gặp tình trạng này, chúng ta nên nhanh chóng tiến hành thăm khám.
Lưu ý: một số thầy thuốc không thuộc chuyên khoa thận thường bỏ qua hai dấu hiệu nguy hiểm này. Do đó, người bệnh cần thăm khám đúng chuyên khoa tại các bệnh viện uy tín để có được kết quả chính xác nhất và tiến hành điều trị kịp thời.
Thiếu máu
Một trong số những nguyên nhân phổ biến gây ra thiếu máu chính là do các vấn đề về thận.
Bên cạnh công năng bài tiết, thận còn có vai trò điều hòa nội tiết và các hoóc-môn trong máu. Do đó, khi cơ quan này rơi vào tình trạng rối loạn chức năng, người bệnh có thể bị chứng thiếu máu.
Tiểu đường
Bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân chiếm vị trí thứ nhất của suy thận mạn ở các nước phương Tây. 'Cầu thận đái tháo đường” là tên bệnh dùng để chỉ những tổn thương cầu thận thứ phát do tiểu đường gây nên.
Do đó, các bệnh nhân đái tháo đường nên điều trị kịp thời để tránh các biến chứng như urê huyết hay một số chứng bệnh về thận.
Cao huyết áp
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chứng tăng huyết áp gây ra suy thận và ngược lại, suy thận có thể gây nên tăng huyết áp.
Do đó, vấn đề đặt ra là phải kiếm soát được huyết áp để tránh bị suy thận, và cần điều trị tốt suy thận mới có thể hạn chế được tăng huyết áp.
Bệnh gút và tăng a-xít uric máu
Gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá, gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, do tăng a-xít uric trong máu.
Hàm lượng uric quá cao trong máu sẽ khiến a-xít uric gây ra chứng cao huyết áp hoặc lắng đọng ở thận, làm tổn thương chức năng của cơ quan này.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến chứng suy thận. Giáo sư Vương Bạo Khôi cho biết, ông từng tiếp xúc với nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Đa số họ đều tiến hành điều trị muộn và không triệt để nên thường rơi vào tình trạng suy giảm chức năng thận.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!