Nhiễm độc chì là là tình trạng nguy hiểm đối với con người. Đáng tiếc là chì có mặt trong nhiều loại thực phẩm, đồ dùng và khi bị nhiễm độc chì, không phải trường hợp nào cũng dễ phát hiện. Ăn uống phải thực phẩm hay uống các loại nhiễm độc chì lâu ngày, kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận gây suy thận và thậm chí có thể tử vong.
Trước đây chúng ta cũng đã được biết đến rất nhiều trường hợp trẻ nhiễm độc chì do thuốc cam điều trị tưa lưỡi và giúp trẻ ngon miệng bán tại nhiều cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền, đặc biệt ở nông thôn. Theo Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) trong 2 năm 2013-2014 đã tiếp nhận 797 trường hợp có biểu hiện ngộ độc chì, có đến 179 trẻ chứa lượng chì trong máu quá lớn Số trẻ bị nhiễm độc chủ yếu do cha mẹ dùng thuốc cam, hít sơn pha chì và do môi trường ô nhiễm.
Nhiễm độc chì - Những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh
Ban đầu, ngộ độc chì rất khó phát hiện, ngay cả khi cơ thể bạn đang khỏe mạnh cũng có thể có nồng độ chì rất cao trong máu. Các dấu hiệu và triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi lượng chì đã tích lũy một lượng gây nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên có một số dấu hiệu dưới đây, bạn cần cẩn trọng để phát hiện dễ dàng nhất:
Phụ nữ có nguy cơ nhiễm độc chì cao do sử dụng mỹ phẩm làm đẹp chứa chì. (Ảnh: Internet)
Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm độc chì ở trẻ em:
- Chậm phát triển.
- Thiểu năng trong việc học tập.
- Hay cáu gắt.
- Ăn không ngon miệng.
- Giảm cân.
- Tác phong luôn chậm trễ và uể oải.
- Đau bụng.
- Buồn nôn.
- Táo bón.
- Giảm hoặc bỗng nhiên mất thính lực.
Đối với trẻ sơ sinh đã bị nhiễm độc chì ngay khi còn trong bụng mẹ thường gặp khó khăn trong học tập và tăng trưởng rất chậm.
Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm độc chì ở người lớn:
- Huyết áp cao.
- Đau bụng.
- Táo bón,
- Đau khớp.
- Đau cơ.
- Giảm chức năng tâm thần.
- Đau, tê, ngứa ran các chi.
- Đau đầu.
- Mất trí nhớ.
- Rối loạn tâm trạng.
- Số lượng tinh trùng giảm, tinh trùng bất thường.
- Phụ nữ mang thai dễ bị sảy thai, sinh non.
Làm thế nào để giải độc lượng chì quá ngưỡng cho phép cho cơ thể là bài toán ai cũng muốn giải ngay lúc này. Dưới đây là những loại thực phẩm bạn cần bổ sung ngay hôm nay để tránh cơ thể nhiễm độc chì.
Nhiễm độc chì nguy hiểm như thế nào?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng nước nhiễm một lượng chì lớn, trong thời gian dài có thể khiến con người bị nhiễm độc và tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn. Khi chì tích tụ ở xương sẽ cản trở quá trình chuyển hóa canxi bằng cách kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D, gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên. Đặc biệt là nhiễm độc chì gây tác động mãn tính tới phát triển trí tuệ, trẻ em dễ bị biến chứng viêm não do ngộ độc chì. Phụ nữ mang thai nếu thường xuyên tiếp xúc với chì rất dễ bị sảy thai, hoặc thai nhi chết ngay sau khi sinh ra. Ngoài ra, chì cũng có thể gây ra một số bệnh mãn tính như bệnh thận, thần kinh...
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, chì là loại kim loại nặng được liệt vào mức độc mạnh, vì chì có khả năng tích lũy sinh học trong cơ thể con người nên về lâu dài sẽ gây bệnh. Chì có mặt trong rất nhiều các loại thực phẩm sử dụng trong hàng ngày như dưa, ca muối trong các thùng nhựa, hay các loại rau được trồng ở những vùng nước bị ô nhiều... Khi chúng ta ăn phải các thực phẩm chứa chì, tình trạng nhiễm độc có thể không xảy ra ngay lập tức nên nhiều người khó nhận biết.
Tuy nhiên, lượng chì tích lũy trong cơ thể về lâu dài có thể phá hủy dần tủy xương – bộ phận sản xuất ra hồng cầu. Nếu không có phương pháp điều trị đặc biệt, bệnh nhân sẽ tử vong.
Theo BS Nguyễn Thị Hiền Bệnh viện Thanh Nhàn đối với trẻ em, việc nhiễm độc chì của trẻ em nhạy cảm hơn nhiều so với người lớn, khả năng tích lũy chì của trẻ em cao hơn so với người lớn và cũng khó đào thải hơn. Bởi trẻ đang trong quá trình phát triển vì thế khi cơ thể nhiễm chì sẽ dẫn đến chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Bởi chì là một chất cực độc đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, nhất là trong trường hợp ngộ độc chì cấp tính bởi chì khó thải loại. Khi vào cơ thể, chì theo máu đến các cơ quan: Gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh… gây bệnh cho trẻ.
Cũng chính bởi tính chất nguy hại như vậy mà hàm lượng chì được quy định nghiêm ngặt trong sản phẩm thực phẩm, thuốc uống.
Chỉ cần hàng ngày cơ thể hấp thu từ 1 mg chì trở lên, sau một vài năm, sẽ có những triệu chứng đặc hiệu: Hơi thở thối, sưng lợi với viền đen ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít, trong nước tiểu có poephyrin, phụ nữ dễ bị sẩy thai...
Lưu ý để tránh nguy cơ nhiễm độc chì
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chúng ta không nên ăn các loại thực phẩm, nước uống nghi ngờ hoặc có nguy cơ nhiễm độc chì. Bên canh đó, người dân tuyệt đối không nên ăn, không sử dụng các vật dụng có nguy cơ nhiễm độc chì cao trong gia đình cũng như không cho trẻ tiếp xúc với môi trường có nguy cơ nhiễm độc như các khu phế thải…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng đối với người bị nhiễm độc chì mạn tính, cần đảm bảo các loại chất dinh dưỡng, cần tăng cường chất protein và chất chua, giảm canxi. Nguồn bổ sung protein cần những thực phẩm giàu đạm như thịt bò, sữa bò, trứng gà, đậu phụ, thịt gà, thịt thỏ, thịt dê. Món ăn giàu chất toan cần chọn từ những thực phẩm chứa nhiều vitamin như bắp cải, cà chua, rau cải dầu, táo, đào. Lương thực cần chọn gạo tẻ ngon, nấu cháo hoặc làm thành bánh mềm.
Ngoài ra, để tránh tích tụ hàm lượng chì trong cơ thể, người dân cần ghi nhớ những lưu ý sau:
- Lựa chọn loại cá để ăn. Những loại cá như cá kiếm, cá ngừ , cá cỡ lớn nói chung thường bị nhiễm độc thủy ngân, kim loại nặng. Do đó, khi ăn cá, bạn cần tránh những loại cá này.
- Uống nước đã được lọc sạch sẽ, đun sôi trước khi sử dụng.
- Loại bỏ độc tố từ những thói quen hàng ngày như uống rượu, hút thuốc.
- Làm sạch cơ thể bằng cách ăn chay 1-3 ngày để loại bỏ bất cứ loại thức ăn nào không được tiêu hóa được. Tuy nhiên bạn cũng cần tham khảo bác sĩ tình trạng sức khỏe xem có nên thực hiện cách này hay không. Mayoclinic cảnh báo, việc ăn chay có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của một số đối tượng đặc biệt.
Làm sạch cơ thể bằng cách ăn chay 1-3 ngày để loại bỏ bất cứ loại thức ăn nào không được tiêu hóa được giúp bạn giải độc kim loại hiệu quả. (Ảnh: Internet)
- Uống nước thường xuyên. Nước là loại chất giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể theo cách tự nhiên. Nên hỏi bác sĩ bạn nên uống bao nhiêu nước để cân bằng điện giải trong cơ thể khi ăn chay. Nếu cảm thấy chán nản với nước lọc, bạn có thể thêm một vài giọt nước chanh hoặc vài lát dưa chuột vào ly nước của mình để gia tăng hương vị, tăng cường chất chống oxy hóa.
- Cắt giảm thực phẩm từ sữa, ngũ cốc chứa gluten, thịt và hải sản, chất tạo ngọt, đường và thực phẩm chế biến. Tăng cường ăn thực phẩm hữu cơ vì ít có khả năng chứa thuốc trừ sâu – nguyên nhân khiến kim loại nặng tích tụ trong cơ thể bạn.
- Tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng những thực phẩm như cà rốt, bông cải xanh, quả bơ, cam quýt, chuối và rau lá xanh.
- Bổ sung các loại gia vị và thảo mộc: Thảo mộc và gia vị có thể loại bỏ độc tố trong cơ thể và giúp hệ thống tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Đinh hưỡng, tỏi… rất giàu chất chống oxy hóa và chống viêm, loại bỏ độc tố trong cơ thể, chống lại một số bệnh ung thư.
- Thực hiện nghiêm túc và thường xuyên: Gan, thận, phổi là những cơ quan có tác dụng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, nhưng môi trường ô nhiễm, thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại… sẽ khiến cơ thể quá tải. Do đo bạn cần detox thường xuyên để phòng tránh nhiễm độc kim loại nặng nói chung.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!