Viêm bao quy đầucũng là một trong những bệnh nằm trong danh mục những bệnh nam khoa thường gặp nhất. Bao quy đầu là bộ phận da nằm ở ngoài, đầu trên cùng để bao phủ và bảo vệ dương vật của nam giới. Ở trạng thái bình thường, bao quy đầu luôn ở trạng thái mềm mịn, không khô ráp do được điều hòa bởi chất dịch bôi trơn. Chính vì vậy nếu bị viêm nhiễm bao quy đầu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới rất lớn.
Vậy làm thế nào để nhận biết bé có bịviêm bao quy đầuhay không và cách chữa trị của nó như thế nào, ở bài viết này, Lily & WeCare sẽ giải đáp giúp các bạn!
Nguyên nhân dẫn đến viêm bao quy đầu ở trẻ
- Do không làm vệ sinh sạch sẽ vùng quy đầu ở những người có bao quy đầu chưa lộn hoàn toàn nên bị viêm. Những chất cặn bã, bụi bẩn đọng lại ở lớp da quy đầu lâu ngày sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm. Nguyên nhân viêm có thể do vi khuẩn (ví dụ chlamydia...), nấm hay virus; cũng có khi do xà phòng không được tráng hết khi tắm.
- Do trẻ bị dài hoặc hẹp bao quy đầu. Khi trẻ bị hẹp bao quy đầu hay dài bao quy đầu là một trong những nhân tố gây nên bệnh viêm quy đầu ở trẻ nhỏ.
- Nhiều bệnh khác cũng có thể gây viêm quy đầu như hội chứng Reiter, bệnh lichen (li-ken) xơ teo.
Bác sĩ chuyên khoa da liễu hay tiết niệu chỉ cần quan sát đã có thể chẩn đoán nhưng thường cần làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân chính xác là nấm, vi khuẩn hay virus. Đôi khi cần làm sinh thiết da.
Dấu hiệu nhận biết bé bị viêm bao quy đầu
Trẻ sẽ có dấu hiệu lạ như hiện tượng đau ở dương vật và lớp da phủ quy đầu, tiểu buốt hoặc bí tiểu.
Tại quy đầu xuất hiện nốt đỏ, bao da căng tròn như bong bóng.
Vùng da lỏng lẻo đỏ, vết đỏ ở vùng quy đầu.
Tiết dịch mùi hôi.
Có thể nổi các nốt trắng.
Điều trị viêm quy đầu cho trẻ như thế nào?
Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ mà các bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị khác nhau. Cụ thể như:
- Nếu trẻ bị viêm bao quy đầudo vệ sinh không đúng cách thì bạn có thể điều trị viêm quy đầu như một cách đơn thuần. Viêm quy đầu chủ yếu điều trị bằng thuốc.
- Nếu trẻ bị viêm bao quy đầu do dài bao quy đầu hoặc hẹp bao quy đầu thì trẻ sau khi điều trị viêm xong thì cần nhanh chóng làm tiểu phẫu cắt bao quy đầu để tránh viêm nhiễm về sau.
Nếu trẻ mắc bệnh mà không được chữa trị và để hiện tượng viêm hay nhiễm khuẩn trở thành mạn tính thì có thể có những biến chứng sau: hẹp lỗ niệu đạo - khó hoặc bị đau khi lộn lớp da phủ quy đầu - khó phủ lớp da lỏng lẻo lên quy đầu, do bị sưng nề làm cho sự tưới máu đến quy đầu kém đi.
Khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ
Vệ sinh bao quy đầu
Da quy đầu rất dễ chăm sóc. Hãy tắm rửa thường xuyên cho bé. Tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó có cả cơ quan sinh dục, cần được rửa sạch sẽ, không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt nào. Không được tìm cách rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn. Chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ.
Lộn bao quy đầu
Quá trình tách bao quy đầu và quy đầu đòi hỏi thời gian, không nên thúc ép. Vậy khoảng thời gian nào thì bao quy đầu có thể lộn được, điều này tùy thuộc vào mỗi bé. Có thể là từ khi bé mới sinh, nhưng điều này rất hiếm, có thể mất vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Đây là điều bình thường. Mặc dù rất nhiều bao quy đầu có thể lộn được khi trẻ lên 5, bạn không cần lo lắng nếu phải chờ lâu hơn. Một số bé trai chỉ có thể lộn bao quy đầu hoàn toàn khi tới tuổi trưởng thành.
Vệ sinh bao quy đầu đã lộn được hoàn toàn
Trong vài năm đầu, chỉ cần thỉnh thoảng lộn bao và rửa phía dưới là đủ. Vệ sinh dương vật sau này sẽ trở thành một phần thói quen vệ sinh thân thể của trẻ, giống như việc gội đầu, đánh răng. Khi đến tuổi dậy thì, các em trai phải hiểu được tầm quan trọng của việc lộn da quy đầu và vệ sinh bên dưới một cách sạch sẽ hàng ngày.
Chăm sóc “cậu nhỏ” đúng cách
Khi chưa lộn đựợc bao quy đầu
Lúc tắm cho bé, hãy rửa “cậu nhỏ” như những phần còn lại của cơ thể rồi lau khô.
Đừng tìm cách tut mạnh bao quy đầu về phía bụng.
Trong 90% trường hợp, bao quy đầu sẽ tự lộn được khi bé lên 3.
Khi đã lộn được bao quy đầu
Nhẹ nhàng vuốt ngược da quy đầu về phía bụng và rửa phần ở dưới rồi lau khô.
Nhẹ nhàng vuốt xuôi bao quy đầu để trả nó về vị trí cũ.
Lưu ý cho bậc phụ huynh
- Phụ huynh khi tắm cho con nên quan sát nếu thấy bé có những dấu hiệu bị hẹp bao quy đầu hoặc dài bao quy đầu thì bạn nên sớm đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm giải pháp điều trị hợp lý nhất cho trẻ.
- Khi vệ sinh hoặc tắm cho trẻ bạn nên lộn bao quy đầu để vệ sinh cho sạch sẽ.
Khi có bất cứ dấu hiệu và triệu chứng viêm quy đầu đều cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị vì ngoài những nguyên nhân thông thường còn có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp hơn (do virus gây u sùi, gây mụn giộp hay chlamydia...), vì vậy cần đến kinh nghiệm của bác sĩ và phương tiện xét nghiệm để biết chính xác tình trạng bệnh. Tránh để bệnh tình của bé nặng hơn bởi nếu bệnh để lâu không được chữa trị có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bé sau này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!