Dấu hiệu nhận biết hạ huyết áp và cách điều trị

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Hạ huyết áp là một chứng bệnh phổ biến. Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết hạ huyết áp và cách điều trị bệnh nhé.

Huyết áp thấp (hạ huyết áp) là tình trạng bệnh thường gặp, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy huyết áp thấp có những triệu chứng nào và cách điều trị ra sao?

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp giảm đột ngột dưới 90/60 mmHg. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp thường liên quan đến thói quen sinh hoạt nói chung và vấn đề sức khỏe nói riêng. Các tình trạng hạ huyết áp không nghiêm trọng thường được điều trị tại nhà.

Các triệu chứng hạ huyết áp

Huyết áp thấp đôi khi xuất hiện do não và các cơ quan quan trọng khác không được cung cấp đủ máu, dẫn đến các triệu chứng như:

  • Chóng mặt hoặc choáng váng;
  • Mất thăng bằng;
  • Ngất xỉu;
  • Hoa mắt;
  • Rối loạn nhịp tim (đánh trống ngực);
  • Cảm thấy buồn nôn;
  • Mệt mỏi, lả người.

Phải làm gì khi bị hạ huyết áp?

Khi thấy bản thân có những dấu hiệu hạ huyết áp ở trên, bạn nên:

  • Tạm dừng việc đang làm;
  • Ngồi hoặc nằm xuống;
  • Uống một ít nước.

Khi bạn nghỉ ngơi và cung cấp đủ nước cho cơ thể, các triệu chứng thường sẽ dịu đi sau vài giây hoặc vài phút.

Lời khuyên chung

Những lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn hạn chế các triệu chứng hạ huyết áp thường gặp:

  • Đứng lên từ từ, đặc biệt là vào buổi sáng. Bạn cũng có thể thực hiện một vài động tác vận động để tăng nhịp tim và tăng lưu thông máu quanh cơ thể, chẳng hạn như duỗi người trước khi thức dậy hoặc vận động chân khi chuẩn bị rời ghế ngồi;
  • Tránh đứng lâu trong một khoảng thời gian dài;
  • Đeo vớ hỗ trợ (vớ áp lực) để cung cấp thêm áp lực lên chân và bụng, giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các loại vớ y khoa vì chúng chỉ thích hợp dùng trong một số trường hợp;
  • Bạn cần tránh dùng đồ uống chứa caffeine vào ban đêm và hạn chế uống rượu, vì điều này giúp cơ thể tránh bị mất nước và gây ra tình trạng huyết áp thấp;
  • Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bạn ngăn ngừa hạ huyết áp sau khi ăn. Ngoài ra, nằm nghỉ ngơi sau khi ăn hoặc ngồi yên trong một thời gian cũng có thể giúp ổn định huyết áp.

Bổ sung lượng nước và muối vừa đủ

Mất nước có thể gây ra huyết áp thấp. Tình trạng này có thể dễ dàng khắc phục bằng cách tăng lượng nước và muối nạp vào cơ thể, vì điều này sẽ giúp tăng lượng máu, giúp ổn định huyết áp.

Tuy nhiên, bạn không nên dùng muối tùy tiện mà nên gặp bác sĩ để được tư vấn về lượng muối thích hợp mà bạn cần bổ sung.

Thay đổi thuốc uống

Nếu nghi ngờ loại thuốc đang dùng gây ra tình trạng huyết áp thấp, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn hoặc thay đổi loại thuốc khác.

Bạn cần theo dõi huyết áp cũng như chú ý đến những biểu hiện khác thường của sức khỏe trong quá trình dùng một loại thuốc nào đó.

Điều trị các triệu chứng tiềm ẩn

Nếu bác sĩ nghi ngờ huyết áp thấp là do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, bạn cần đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị chuyên sâu.

Nhìn chung, huyết áp thấp sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu được phòng tránh và chữa trị kịp thời. Vì vậy, hãy thường xuyên theo dõi những biểu hiện bất thường của cơ thể để phát hiện kịp thời chứng huyết áp thấp và tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra bạn nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Chế độ DASH với muối khoáng giúp giảm huyết áp
  • Những điều bạn cần biết về bệnh huyết áp thấp (Phần 1)
  • Những điều bạn cần biết về bệnh huyết áp thấp (Phần 2)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!