Vi-rút cúm A/H5N1 có thể sống trong phân các loài chim, gia cầm, thủy cầm ít nhất 35 ngày ở nhiệt độ 4oC và 6 ngày ở nhiệt độ 37oC. Đặc biệt, vi-rút này sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ từ 70oC trở lên.
Các nguồn có thể gây lây vi-rút cúm A/H5N1 từ gia cầm sang người như: do tiếp xúc với gia cầm bị bệnh, tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, ăn tiết canh gia cầm...
Cúm gia cầm có thể lây nhiễm cho mọi đối tượng, tuy nhiên, lứa tuổi thanh niên có tỉ lệ nhiễm và tử vong cao hơn. Đặc biệt, cúm gia cầm dễ gây biến chứng ở người già, người mắc bệnh mạn tính như bệnh cao huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh hen suyễn…
So với cúm người thì cúm gia cầm có thời gian ủ bệnh lâu hơn, kéo dài từ 2 - 14 ngày. Chính vì vậy, yêu cầu cách ly người mắc bệnh cúm gia cầm thường cần thời gian lâu hơn.
Tiếp xúc với gia cầm bị bệnh là nguyên nhân chính gây lây nhiễm cúm A/H5N1 (Ảnh minh họa: Internet)
Các triệu chứng nhiễm cúm A/H5N1 ở người rất giống với triệu chứng của bệnh cúm mùa thông thường như:
- Bệnh nhân bị sốt cao đột ngột, sốt liên tục với nhiệt độ trên 38oC, đôi khi rét run, mặt ửng đỏ.
- Bệnh nhân bị đau đầu nhiều, đau mỏi các cơ ơ vùng chân, vùng cánh tay, vùng cổ. Đau đầu tăng lên khi ho hoặc sốt cao, có thể đau quanh hốc mắt và nổi hạch vùng cổ.
- Bệnh nhân thường bị ho nhất là vào giai đoạn khởi phát. Có khi ho có đàm thường gặp trong tình huống bội nhiễm vi khuẩn.
- Bệnh nhân có thể bị thở nhanh hoặc đôi khi có cảm giác khó thở.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cúm A/H5N1
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!