Con khỏe mạnh, thông minh, phát triển đầy đủ luôn là mong muốn lớn nhất của các ông bố, bà mẹ. Nhưng mỗi bé đều có những giai đoạn phát triển khác nhau và sẽ có những bé vì một lý do nào đó sẽ chậm phát triển sức khỏe thể chất hơn những trẻ cùng độ tuổi. Bài viết này, Lily & WeCare sẽ chia sẻ tới những bạn những dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển ở giai đoạn 1 tuổi.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ một tuổi chậm phát triển thể chất
Chậm phát triển là tình trạng trẻ không tăng trưởng, phát triển thể chất ở tốc độ bình thường tương ứng với lứa tuổi của trẻ. Cụ thể là ở trẻ một tuổi sẽ phải có chiều cao trung bình khoảng 71 – 73 cm và cân nặng khoảng 8 – 10 kg. Tổ chức Magic (tổ chức phi chính phủ có vai trò hỗ trợ trẻ có những rối loạn về tăng trưởng) đã đưa ra một nghiên cứu vào năm 2011, trong nghiêm cứu này, họ đã nhận định rằng: “Sự tăng hạn chế về chiều cao dưới 6.35 cm/năm là một dấu diệu cảnh báo sớm cho thấy trẻ có khả năng bị chậm phát triển thể chất.” Ngoài dấu hiệu trẻ thấp bé hơn các trẻ cùng độ tuổi, bố mẹ cũng có thể quan sát các dấu hiệu về sự phát triển vận động của bé trong giai đoạn một tuổi để sớm nhận biết được tình trạng chậm phát triển thể chất.
Nếu trẻ ngoài 9 tháng không tự ngồi thì có khả năng trẻ bị chậm phát triển thể chất.
- Ngoài hai tháng tuổi, bé chưa thể giữ được đầu thẳng, ít đạp chân, khua tay
- Trẻ được hơn 6 tháng tuổi nhưng vẫn không thể ngóc đầu, chưa biết lật
- Khi được 9 tháng tuổi, bé chưa thể ngồi một mình, không với tay cầm được vật xung quanh
- Đặc biệt, trẻ 12 tháng không biết bò, không đứng vững ngay cả khi có người đỡ.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chậm phát triển thể chất
Chậm phát triển thể chất ở trẻ một tuổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau có cả nguyên nhân bệnh lý cũng có thể do di truyền hay do việc chăm sóc không đúng cách gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này:
- Khi mang thai người mẹ có sử dụng thuốc lâu và dẫn tới tác dụng phụ ảnh hưởng tới trẻ
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn
- Trẻ bị căng thẳng thần kinh
- Trẻ bị suy dinh dưỡng từ thai nhi, khi sinh nhẹ cân
- Trẻ bị sinh non thiếu tháng
- Mất cân bằng nội tiết, thiếu hormone tăng trưởng, rối loạn tuyến yên
- Trẻ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, máu, hô hấp, tiêu hóa, thận có thể dẫn tới chậm phát triển thể lực
- Gia đình có tiền sử phát triển thể chất chậm
- Trẻ bị mắc hộ chứng Down, Turner.
Bố mẹ nên cho bé đi khám tổng quát nếu thấy bé không phát triển như các bé cùng tuổi.
Điều trị chậm phát triển thể chất ở trẻ một tuổi
6 cách ăn uống khiến trẻ còi cọc, ốm yếu vào mùa hè
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?
Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh lười bú và chậm tăng cân?
Trẻ chậm phát triển: Nguyên nhân do đâu?
Dấu hiệu phân biệt trẻ chậm phát triển và trẻ tự kỷ
Phương pháp điều trị tình trạng chậm phát triển thể chất sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này. Cụ thể nếu trẻ được chẩn đoán chậm phát triển do thiếu hormone tăng trưởng sẽ được bổ sung hormone bằng cách tiêm trực tiếp hormone vào cơ thể khoảng 3 mũi/tuần. Quá trình điều trị sẽ kéo dài đến khi trẻ đạt được chiều cao của một người trưởng thành bình thường. Nếu trẻ chẩn đoán các các bệnh lý về tim, thận, hô hấp hay tiêu hóa thì khi bé được điều trị khỏi những bệnh lý này, cơ thế trẻ sẽ quay lại tốc độ phát triển bình thường. Nhưng nếu trẻ bị chậm phát triển do các yếu tố di truyền: Down, Turner thì sẽ không thể chữa khỏi.
Sự phát triển thể chất ở trẻ trong giai đoạn 1 tuổi đều có những mốc chung. Nếu thấy bé nhà mình không có được những sự phát triển bình thường, bố mẹ nên đưa con đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để phát hiện và điều trị kịp thời nếu bé bị mắc chứng chậm phát triển thể chất.
>>> Xem thêm: Những dấu hiệu cảnh báo sự chậm phát triển thể chất ở trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!