Dấu hiệu phân biệt trẻ chậm phát triển và trẻ tự kỷ

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Tự kỷ không còn là một chứng bệnh xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là chứng tự kỷ ở trẻ em. Tuy nhiên, để hiểu rõ về căn bệnh này thì không phải ai cũng biết. Thông thường, mọi người hay nhầm lẫn giữa chậm phát triển và tự kỷ, thậm chí có người nghĩ rằng tự kỷ nghĩa là chậm phát triển. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Dưới đây Lily & WeCare sẽ giúp cho các cha mẹ phân biệt trẻ chậm phát triển và trẻ tự kỷ một cách chính xác.

Tự kỷ không còn là một chứng bệnh xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là chứng tự kỷ ở trẻ em. Tuy nhiên, để hiểu rõ về căn bệnh này thì không phải ai cũng biết. Thông thường, mọi người hay nhầm lẫn giữa chậm phát triển và tự kỷ, thậm chí có người nghĩ rằng tự kỷ nghĩa là chậm phát triển. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Dưới đây Lily & WeCare sẽ giúp cho các cha mẹ phân biệt trẻ chậm phát triển và trẻ tự kỷmột cách chính xác.

Những dấu hiệu phân biệt trẻ chậm phát triển và tự kỷ.

Trẻ chậm nói

Một số gia đình khi có con trong độ tuổi 3-5 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói, do vậy họ hoang mang rằng không biết có phải con mình chậm phát triển không, hay con mình đã bị mắc chứng tự kỷ rồi. Đối với trường hợp này cần phải phân biệt rõ. Nếu trẻ chưa biết nói nhưng vẫn phát triển thể trạng và vận động bình thường, có khả năng nhận biết và hiểu được ngôn ngữ của người khác truyền đạt lại thì là trẻ chỉ bị chậm phát triển. Tuy nhiên nếu trẻ chưa biết nói, nhưng thỉnh thoảng lại phát ra những âm thanh vô nghĩa, nghe không hiểu người khác đang diễn đạt cái gì thì rất có thể là trẻ đã bị tự kỷ.

Thể hiện cảm xúcNếu để ý kỹ, cha mẹ sẽ thấy trẻ chậm phát triển và trẻ tự kỷ sẽ có những biểu hiện khác nhau rõ rệt khi biểu lộ cảm xúc. Trẻ chậm phát triển mặc dù có những biểu hiện giống trẻ tự kỷ như ngôn ngữ kém, chậm đáp ứng yêu cầu người lớn, song các vận động về thể chất và tinh thần thì hoàn toàn bình thường. Những trẻ chậm phát triển vẫn có thể thể hiện cảm xúc một cách rõ ràng, nhận ra ánh mắt và giao cảm tốt với người thân, tâm vận động như trẻ bình thường. Tuy nhiên đối với trẻ bị tự kỷ, ngoài việc chậm phát triển về thể chất thì trẻ hầu như không có cảm xúc hay biểu cảm gì đối với mọi thứ xung quanh, nhưng có lúc thì lại phản ứng thái quá. Trẻ tự kỷ hầu như không nói và giao tiếp với mọi người, mắt thường xuyên nhìn vô định, không chơi đùa và không có những biểu hiện cảm xúc như trẻ bình thường.

Dấu hiệu phân biệt trẻ chậm phát triển và trẻ tự kỷ

Sự phát triển chung

Cha mẹ có thể nhìn vào sự phát triển về các mặt của trẻ để phân biệt trẻ chậm phát triển và trẻ tự kỷ. Trẻ chậm phát triển hầu như sẽ chậm phát triển về tất cả các khía cạnh. Ví dụ trẻ chậm phát triển thì sẽ chậm nói, chậm biết đi, đứng, phản ứng chậm hơn so với những đứa trẻ khác. Những đứa trẻ chậm phát triển khi lớn lên cũng sẽ học kém hơn so với bạn bè trong lớp, làm việc chậm chạp. Ngược lại, nhiều nghiên cứu về trẻ tự kỷ cho thấy, trẻ tự kỷ thường sẽ rất giỏi ở một lĩnh vực nào đó mà chúng yêu thích. Có nhiều cha mẹ thấy con mình phát triển trí tuệ vượt bậc ở một số lĩnh vực như dùng biết đọc từ khi mới 3,4 tuổi hoặc tính nhẩm được những phép tính mà đáng lẽ ra phải dành cho trẻ lớn hơn khoảng 4,5 tuổi.

Theo TS Trần Thị Thu Hà - Phó Trưởng Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Nhi TW, hiện nay, ngày càng có nhiều những trẻ lên 3, lên 4 thậm chí là 5 mà vẫn chưa biết nói. Trong số đó, có 99% trẻ chậm nói là mắc phải hội chứng tự kỷ, còn lại 1% là chậm nói đơn thuần. Do đó, cần phân biệt trẻ chậm phát triển và trẻ tự kỷ một cách rõ ràng.

Dấu hiệu phân biệt trẻ chậm phát triển và trẻ tự kỷ

Dấu hiệu chung của trẻ mắc bệnh tự kỷ

Nhìn chung, trẻ bị tự kỷ sẽ có những dấu hiệu cơ bản sau:

  • Trẻ 1 tuổi mà không bập bẹ tập nói, cũng không có những hành động gây sự chú ý với người khác.

  • Trẻ 16 tháng tuổi không nói được từ nào, trẻ 24 tháng tuổi không nói được câu nào gồm 2 từ.

  • Trẻ đã từng tập nói nhưng sau đó lại mất hẳn khả năng ngôn ngữ, thường là do sau khi trải qua một bệnh hoặc chấn động tâm lý nào đó.

  • Ít giao tiếp, ít hứng thú kết bạn, không bao giờ chơi đùa với những trẻ khác.

  • Không nhìn hay chú ý ai, chỉ nhìn lâu vào các động vật có động tác đơn điệu, lặp lại.

  • Không hiểu người lớn nói gì, không trả lời, ngoảnh lại khi ai gọi tên.

  • Rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt.

  • Thường hay lặp đi lặp lại một động tác.

  • Không thích bị chạm vào người.

  • Khi không thích điều gì thì phản ứng dữ dội như hét lên, giậm chân, giật tóc...

  • Ưa thích sự ổn định, trật tư, rất khó chịu khi phải thay đổi những điều đã quen thuộc.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mẹ cần biết để kịp thời “cứu” bé.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!