Đau vú ở nữ giới

Sức khỏe sinh sản - 04/19/2024

Đau vú là tình trạng đau, có cảm giác khó chịu ở vú và vùng dưới cánh tay; nhiều chị em phụ nữ bị đau vú thường vô cùng lo lắng và bất an.

Tôi năm nay 27 tuổi, mỗi lần sắp hành kinh thì bị đau ở vú, tôi rất lo lắng, nghe nói đau vậy dễ bị ung thư vú. Vậy tôi xin hỏi, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?

(Thái Thị Ánh Nguyệt - TP.HCM)

Đau vú là tình trạng đau, có cảm giác khó chịu ở vú và vùng dưới cánh tay; nhiều chị em phụ nữ bị đau vú thường vô cùng lo lắng và bất an.

Thực chất đau vú như vậy, không phải là một dấu hiệu của ung thư vú và cũng không gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú, đau ngực cũng không lây lan và di truyền qua các thế hệ trong gia đình. Thông thường đau vú được chia làm hai loại: đau vú theo chu kỳ và đau vú không theo chu kỳ.

Khó xác định chính xác nguyên nhân gây ra đau vú, những yếu tố có thể gây ra đau vú được ghi nhận liên quan đến như hoóc-môn sinh sản, gây nên tình trạng đau vú theo chu kỳ, thường xuất hiện khi đến chu kỳ kinh nguyệt, đau vú theo chu kỳ thường giảm hoặc biến mất khi mang thai hoặc mãn kinh.

Đau do cấu trúc vú, đau vú tình trạng này không theo chu kỳ kinh nguyệt mà thường là do cấu trúc của vú, như u nang vú, chấn thương vú hoặc phẫu thuật ngực, đau ngực cũng có thể bắt đầu bên ngoài vú - ở thành ngực, cơ, khớp hay tim và lan xuống ngực.

Đau do mất cân bằng axít béo, sự mất cân bằng này của các axít béo trong các tế bào có thể ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của các mô vú; đau vú do sử dụng thuốc như uống thuốc nội tiết tố, để điều trị vô sinh và thuốc tránh thai đường uống, thường liên quan với đau vú.

Ngoài ra, đau vú có thể là do tác dụng phụ của các liệu pháp hoóc-môn estrogen; đau do kích thước vú, với phụ nữ với bộ ngực lớn có thể bị đau vú không theo chu kỳ.

Thông thường, đau vú sẽ khỏi trong vòng vài tháng, rất ít chị em cần điều trị cụ thể.

Để điều trị đau vú, thầy thuốc có thể khuyên nên loại bỏ một nguyên nhân hoặc yếu tố tình tiết tăng nặng như mặc một áo ngực phù hợp với cơ thể, hay chuyển đổi phương pháp ngừa thai khác hoặc giảm liều; cần khám vú định kỳ 6 tháng một lần.

Nếu đau vú nhiều, có thể sử dụng một số thuốc giảm đau như Paracetamol hay Ibuprofen và khi sử các thuốc khác để điều trị nhất thiết phải được chỉ định bởi thầy thuốc chuyên khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!