Dạy con bằng truyện cổ tích: Bé thông minh hơn gấp bội!

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Ba năm đầu đời, trẻ bắt đầu có những đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt, tư duy hình tượng cụ thể và giàu cảm xúc, thích tìm tòi khám phá, ham hiểu biết hơn. Vì vậy trong giai đoạn này, các chuyên gia nhi khoa luôn khuyến khích bố mẹ nên đọc truyện cổ tích cho bé nghe để có được sự hỗ trợ phát triển tốt nhất.

Ba năm đầu đời, trẻ bắt đầu có những đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt, tư duy hình tượng cụ thể và giàu cảm xúc, thích tìm tòi khám phá, ham hiểu biết hơn. Vì vậy trong giai đoạn này, các chuyên gia nhi khoa luôn khuyến khích bố mẹ nên đọc truyện cổ tích cho bé nghe để có được sự hỗ trợ phát triển tốt nhất.

Vai trò của truyện cổ tích

Trong giai đoạn này, khả năng sáng tạo và tưởng tượng của trẻ phát triển vô cùng mạnh mẽ, phong phú và đa dạng. Trẻ còn có thể tưởng tượng ra nhiều tình tiết, câu truyện theo cách hiểu của bản thân mà còn có thể định hình nhân cách cùng nghề nghiệp, lối sống về sau này. Qua các yếu tố phản ảnh văn hóa, phong tục...các câu chuyện cổ tích giúp trẻ sớm nhận biết được sự khác nhau giữa những quốc gia, dân tộc trên thế giới. Và qua đó trẻ có thể dễ dàng học hỏi những tinh túy, chỉ dẫn tốt từ nhiều nền văn hóa, hình thành lối suy nghĩ đa dạng, đa chiều.

Dạy con bằng truyện cổ tích: Bé thông minh hơn gấp bội!

Bên cạnh đó, nội dung của những câu chuyện cổ tích thường mô tả đấu tranh thiện ác, kể về tình yêu gia đình và những bài học văn hóa. Những nội dung trên có tác động rất mạnh mẽ đến suy nghĩ và thái độ sống của trẻ về sau. Truyện cổ tích còn dạy cho trẻ hiểu rõ cách phân biệt đúng - sai thông qua những ngụ ý mà truyện muốn truyền tải. Thông qua những câu chuyện cổ tích đa dạng, phong phú, trẻ có thể học được về công lý và ánh sáng của việc làm lương thiện, đồng thời cũng kiến tạo niềm hy vọng về cuộc sống công bằng bên trong trẻ.

Thông qua các câu chuyện cổ tích, trẻ có thể dễ dàng hình thành, phát triển các khả năng bình luận, ngôn ngữ và tư duy của bản thân. Việc học hỏi từ các quyết định của những nhân vật trong truyện và giúp trẻ biết được kết quả nếu học theo những quyết định đó. Và từ việc này trẻ có thể rút ra được bài học rằng khi gặp những thử thách, chúng ta có quyền lựa chọn theo tư duy riêng và nếu chọn đúng thì sẽ có được kết quả tốt đẹp.

Bên cạnh việc hình thành những chuẩn mực xã hội cũng như kiến tạo đạo đức bên trong trẻ, những câu chuyện cổ tích còn giúp trẻ rèn luyện và điều khiển cảm xúc cá nhân ngày càng tốt hơn. Nhiều nghiên cứu về tầm quan trọng của truyện cổ tích đối với trẻ em chỉ ra rằng khi nghe nhiều câu chuyện hay, trẻ có thể vượt qua được nhiều lo lắng, sợ hãi và hướng tới tính cách mạnh mẽ, trung dũng hơn. Do trong những mẩu truyện cổ tích có nhân vật chính hầu như đều là những anh hùng nhỏ tuổi dũng cảm chiến đấu chống lại cái xấu và luôn có được kết quả tốt đẹp, nên trẻ sẽ tự tưởng tượng và hóa thân thành một anh hùng trong bản thân để có thể chiến thắng những sợ hãi của mình.

Dạy con bằng truyện cổ tích: Bé thông minh hơn gấp bội!

Đọc truyện cho trẻ thế nào?

Bố mẹ nên tranh thủ mọi thời điểm có thể truyền đạt thông tin cho trẻ thông qua những câu chuyện cổ tích. Vì những câu truyện này có tác động mạnh mẽ trong việc bồi dưỡng và giáo dục nhân cách cho trẻ, đồng thời mang đến cho trẻ nhiều ước mơ, xúc cảm và tính thẩm mỹ trong thế giới huyền ảo của truyện cổ tích, từ đó kích thích trí tưởng tượng và phát triển nhân cách cao đẹp cũng như hoàn thiện trí tuệ sau này.

Thời điểm tốt nhất để đọc truyện cho trẻ là trước khi đi ngủ, bố mẹ cũng có thể xen kẽ vào trong những bữa ăn hoặc giờ vui chơi để giúp trẻ không quá sa đà vào các thiết bị điện tử, gây hại mắt và giảm khả năng thấu cảm ở trẻ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!