Trong một vài năm trở lại đây, tỷ lệ người mắc bệnh về tim mạch đang ngày càng gia tăng. Đối với bệnh tim, cách tốt nhất là phòng ngừa bệnh ngay từ sớm để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Và dưới đây là những căn bệnh về tim mạch thường gặp nhất mà bạn cần nắm rõ để biết cách kiểm soát hiệu quả.
Đau tim
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, hàng năm, có tới 735.000 người bị nhồi máu cơ tim. Một số triệu chứng điển hình của bệnh gồm có: đau ở vùng giữa xương vai, cổ hoặc đau ở vùng hàm, đau ở cánh tay trái, thở dốc, chóng mặt, mệt mỏi, đổ mồ hôi... Dù gặp phải triệu chứng nào thì bạn cũng không nên chủ quan xem thường mà cần đi khám ngay.
Hở van tim
Tim được tạo thành từ 4 van chính, có thể mở và đóng như một cánh cửa để kiểm soát lưu lượng máu. Khi các van tim đóng lại không kín do giãn vòng van, thoái hóa, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài... thì nó sẽ làm cho dòng máu bị trào ngược lại lúc đang đóng van, từ đó gây ra hiện tượng hở van tim. Do bị hở van nên lúc này, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bù đắp khối lượng máu thiếu hụt do trào ngược.
Loạn nhịp tim
Nếu nhịp tim của bạn đập quá chậm (ít hơn 60 nhịp mỗi phút) hoặc quá nhanh (hơn 100 nhịp mỗi phút) thì nó báo hiệu bạn đang bị loạn nhịp tim. Điều này cũng có thể gây ảnh hưởng đến lượng máu mà tim bơm vào và cần được điều trị sớm bằng thuốc hoặc máy điều hòa nhịp tim.
Bệnh động mạch vành
Đây là một tên gọi tắt của bệnh tim mà nguyên nhân chủ yếu là do động mạch vành bị xơ cứng. Biểu hiện thường thấy là tình trạng đau trong lồng ngực, tâm trạng thay đổi, da mặt tái nhợt, hít thở gặp khó khăn. Những người mắc bệnh nặng còn có biểu hiện hẹp động mạch vành, tim đau thắt, tắc động mạch cơ tim, tim co bóp không đều, suy tim...
Viêm màng ngoài tim
Trái tim của chúng ta được bao quanh bởi một túi mô mỏng được gọi là màng ngoài tim. Khi nó bị viêm do nhiễm trùng, phẫu thuật tim, đau tim, ung thư... thì nó có thể gây ra một số triệu chứng khác như đau ngực, sốt nhẹ, tăng nhịp tim... Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc chống viêm hoặc kháng sinh.
Nguồn: Reader's Digest
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!