Dậy thì sớm ở trẻ có phải là dấu hiệu bệnh lý?

Chăm Sóc Bé - 01/18/2025

Hiện nay việc dậy thì sớm ở trẻ đang ngày một tăng cao và khiến không ít các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng về điều này. Liêu dậy thì sớm ở trẻ có là một dấu hiệu bệnh lý hay việc này có gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này? Lily & WeCare xin cung cấp một số thông tin xoay quanh việc dậy thì sớm ở trẻ – nguyên nhân và hướng điều trị để bố mẹ có thêm thông tin hữu ích cho việc chăm sóc, nuôi nấng và hướng dẫn trẻ.

Hiện nay việc dậy thì sớm ở trẻ đang ngày một tăng cao và khiến không ít các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng về điều này. Liêu dậy thì sớm ở trẻ có là một dấu hiệu bệnh lý hay việc này có gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này? Lily & WeCare xin cung cấp một số thông tin xoay quanh việc dậy thì sớm ở trẻ – nguyên nhân và hướng điều trị để bố mẹ có thêm thông tin hữu ích cho việc chăm sóc, nuôi nấng và hướng dẫn trẻ.

Dậy thì sớm ở trẻ – nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra việc dậy thì sớm ở trẻ, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:

Trẻ thừa cân, béo phì: việc dư thừa mỡ hoặc mô mỡ làm thay đổi hàm lượng Estrogen (chất hormone điều tiết sự nữ tính sản sinh trong cơ thể bé gái), Insulin và Leptin – điều này khiến trẻ có nguy cơ dậy thì sớm. Nếu biểu đồ tăng trưởng của trẻ bị chênh lệch giữa cân nặng và chiều cao thì đó là dấu hiệu đáng lo đầu tiên, bên cạnh đó còn có những tác hại và ảnh hưởng tiêu cực từ bệnh béo phì gây ra cho trẻ. Bố mẹ cần theo dõi chỉ số và tình trạng phát triển cơ thể của trẻ để nhận định sớm tình trạng sức khỏe, vì những chỉ số này có liên quan mật thiết đến việc thay đổi hormone gây dậy thì sớm ở trẻ. Ngoài ra, phụ huynh nên tìm cách chống bệnh béo phì cho trẻ thông qua việc khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ hoạt động ngoài trời thường xuyên.

Dậy thì sớm ở trẻ có phải là dấu hiệu bệnh lý?

Thừa cân là một trong những nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ.

Các hóa chất trong đồ chứa thực phẩm: Nhiều nghiên cứu cho thấy việc phơi nhiễm với BPA – một hóa chất được tìm thấy trong hộp nhựa, màng bọc thực phẩm, chai đựng nước hoặc các đồ chứa thực phẩm khác có thể ngấm vào cơ thể và gây ra sự dậy thì sớm ở các bé gái. Ngoài ra, một loại hóa chất tiềm ẩn có trong mỹ phẩm, chất khử mùi hoặc keo xịt tóc mang tên Phthalates cũng có thể dẫn tới việc phát triển ngực sớm và gây dậy thì sớm ở trẻ.

Một trong những nguyên nhân chính gây béo phì dẫn tới dậy thì sớm ở trẻ là việc các bậc phụ huynh cho trẻ hấp thu mỡ động vật cao trong độ tuổi từ 3 đến 7 tuổi. Hàm lượng chất béo động vật cao làm tăng yếu tố tăng trưởng Insulin dẫn tới dậy thì sớm. Bố mẹ nên hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn các loại thịt chế biến sẵn, thịt đỏ hoặc chỉ nên ăn từ 2-3 lần/tuần.

Hiện tượng tiếp xúc sớm với các phương tiện truyền thông đại chúng với những chương trình, nội dung dành cho người lớn cũng là một trong những yếu tố chính gây ra sự dậy thì sớm ở trẻ. Các hoạt động tiếp xúc truyền thông đều có ảnh hưởng tới não và đặc biệt là tuyến yên, do tuyến này khi bị kích thích sẽ liên tục bài tiết ra các chất Gonadotropin kích thích tinh hoàn hoặc buồng trứng sản sinh hormone giới tính Testosteron và Estrogen gây hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ.

Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự dậy thì sớm, một số trẻ biếng ăn, kén ăn dẫn tới việc bố mẹ để trẻ ăn uống tự do những thực phẩm quá nhiều đường và chất béo. Từ đó, trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng trong thời gian dài vẫn có nguy cơ dậy thì sớm bởi thói quen ăn uống sai lầm làm gián đoạn và rối loạn chu kỳ nội tiết.

Ngoài ra, một số bệnh lý như u não, hoặc u nang buồng trứng, u tuyến thượng thận hoặc tăng sản thượng thận bẩm sinh gây tăng tiết hormone tuyến sinh dục cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự dậy thì sớm ở trẻ.

Các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ

Ở các bé gái dậy thì sớm, các biểu hiện đầu tiên là tuyến vú phát triển bất thường. Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục của trẻ chưa phát triển và không có bất kì sự tiết dịch nào trước 8 tuổi. Nếu phụ huynh phát hiện âm đạo của trẻ tăng tiết nhầy đồng thời với việc phát triển cơ thể thì nên lưu ý theo dõi.

Trong trường hợp không có biện pháp điều trị kịp thời và thích hợp, cơ thể trẻ có thể xuất hiện thêm lông nách, lông mu kèm hiện tượng chảy máu âm đạo và thay đổi dần thành hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ.

Dậy thì sớm ở trẻ có tác hại gì?

Trẻ có hiện tượng dậy thì sớm thường dễ bị shock và trầm cảm. Các trẻ có biểu hiện dậy thì sớm luôn trong tâm trạng không ổn định, dễ cáu gắt, mắc nhiều sai lầm và đua đòi theo những việc làm xấu.

Bên cạnh đó, trẻ dậy thì sớm thường có cơ thể nhỏ, lùn vì đầu xương sớm đóng kín khi quá trình dậy thì kết thúc.

Nghiêm trọng hơn, tốc độ dậy thì của cơ thể bị chênh lệch với sự phát triển nhận thức, do vậy trẻ dậy thì sớm thường có nhu cầu tình dục theo bản năng chứ chưa ý thức được hành vi tính dục. Điều này có thể khiến trẻ bị kẻ xấu lợi dụng.

Dậy thì sớm ở trẻ có phải là dấu hiệu bệnh lý?

Những điều cần thực hiện khi nhận thấy dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ

Khi phát hiện con mình có dấu hiệu dậy thì sớm, phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám ở các trung tâm y tế uy tín để được theo dõi và loại bỏ những nguyên nhân gây dậy thì sớm. Theo ý kiến bác sĩ, các trẻ bị dậy thì sớm nên được thăm khám định kì từ 3 đến 6 tháng một lần và khuyến khích cho trẻ tham gia các hoạt động vận động ngoài trời để thúc đẩy phát triển chiều cao của trẻ trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng đơn thuốc theo ý kiến bác sĩ hoặc dùng hormone kích thích tăng trưởng chiều cao. Thuốc nên được tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, chỉ dùng cho cá nhân và cần đề phòng các tác dụng phụ.

Hơn một nửa trẻ em mắc các bệnh dậy thì sớm có tuyến thận trên tăng dịch sản hoặc có khối u, các trung khi thần kinh dậy thì sớm cần phải có lộ trình điều trị thích hợp. Trong trường hợp nặng cần phải điều trị hóa học, xạ trị hoặc phẫu thuật.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!