Để cái răng thành 'góc con người'

Kỹ năng sống - 05/14/2024

Răng ở người trưởng thành có thể bị vàng do một số nguyên nhân: uống trà đặc, ăn sô-cô-la nhiều...

Ngày nay, nhu cầu làm đẹp cho răng ngày càng trở nên phổ biến, nhất là trong xã hội mà hình thức là một trong những tiêu chí quan trọng.

Đặc biệt trong bài, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai, Bộ Y tế, sẽ giải đáp cách xử lí khi răng bị vàng ố, xỉn màu và những phương án điều trị khi răng bị thưa, hô. 

Câu hỏi 1: Chào Bác sĩ! Gần đây răng con bị vàng, rất mất thẩm mỹ. Vậy xin hỏi Bác sĩ làm sao răng con hết vàng được ạ? Mong Bác sĩ giúp con giải quyết vấn đề này. Con cảm ơn!

Để cái răng thành 'góc con người'

Ảnh minh họa

Trả lời:

Trước tiên bác sĩ chưa được biết cháu là nam hay nữ, lứa tuổi bao nhiêu để có hướng trả lời cụ thể hơn.

Răng ở người trưởng thành có thể bị vàng do một số nguyên nhân: uống trà đặc, ăn sô-cô-la nhiều khiến răng trở nên sậm màu.

Đặc biệt đối với những người nghiện thuốc lá, thuốc lào, khói thuốc và nhựa nicotin hằng ngày ám vào răng tạo thành một màu vàng xỉn hay thâm đen, hơn nữa hơi thở còn rất hôi.

Răng vàng còn do vấn đề vệ sinh răng miệng, sống trong vùng có nguồn nước bị nhiễm fluor.

Một số địa phương ở nước ta có hàm lượng flour trong nước sinh hoạt cao làm cho bề mặt răng có những đốm nâu vàng.

Để khắc phục tình trạng răng bị vàng, cháu nên thực hiện một số phương pháp sau:

- Chải răng không nên quá mạnh: ngoài việc đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, khi chải răng phải thật nhẹ nhàng và đừng chải theo chiều ngang, hãy xoay theo vòng tròn để răng được làm sạch kỹ hơn.

- Sử dụng flour trong kem đánh răng, nước súc miệng để bảo vệ răng nhưng ở một hàm lượng vừa phải.

- Hạn chế rượu, cà phê và trà. Nếu có thể, khi dùng những đồ uống này cháu nên sử dụng ống hút để chúng ít tiếp xúc với răng và không để lại vết ố.

- Nhai kẹo cao su: Nhai kẹo cao su giúp sản xuất nhiều nước bọt trong miệng, sẽ giúp răng luôn sạch sẽ. Không chỉ có vậy, điều này còn giúp giảm nguy cơ sâu răng và bệnh về nướu.

- Hạn chế các thực phẩm có tính a-xít: Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có tính a-xít như các loại nước có gas, nước ngọt, đồ ăn nhẹ có đường, kẹo dẻo, dính, và các thực phẩm giàu tinh bột.

- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng nhằm lấy đi mảng bám và thức ăn thừa trong các kẽ răng.

- Định kỳ khám răng 6-12 tháng/lần.

Tóm lại, cháu cần đến bác sĩ nha khoa để được khám, đánh giá và tư vấn cụ thể.

Chúc cháu có hàm răng đẹp như mong muốn!

Câu hỏi 2: Thưa Bác sĩ! Răng cháu bị thưa và hô. Thỉnh thoảng cháu lại bị chảy máu chân răng, có khi đau răng và có triệu chứng bị ê răng vào mỗi sáng sớm. Cháu muốn hỏi Bác sĩ là hiện nay đã có những cách nào để làm răng bớt thưa và hô ngoài niềng răng không ạ? Vì niềng răng mất rất nhiều thời gian để phục hồi. Cháu cảm ơn ạ!

Để cái răng thành 'góc con người'

Ảnh minh họa

Trả lời:

Theo cháu mô tả thì cấu tạo răng của cháu bị thưa, hô và có triệu chứng viêm lợi.

Niềng răng là kẹp và giữ răng ở một vị trí cố định trong thời gian dài (từ 1-2 năm với tùy người). Từ đó làm thay đổi vị trí của răng, giúp hàm răng trông đều hơn. Nếu trường hợp của cháu răng thưa và hô ra ngoài thì niềng răng là một phương pháp hiệu quả. 

Ngoài niềng răng, có thể sử dụng phương pháp cải thiện răng thưa, hô là làm chụp răng sứ. Với phương pháp chụp răng sứ thẩm mỹ, bác sĩ sẽ mài cầu răng và lấy dấu răng, sau đó phủ lên cầu răng một lớp composite để bảo vệ. Vào lần khám thứ hai, bác sỹ sẽ gắn mão răng sứ cố định lên cầu răng đã mài. Với phương pháp này, cháu sẽ có một hàm răng bóng đều và dày dặn. Tuy nhiên nếu răng bị hô thì có thể phải điều trị tủy răng trước khi làm chụp. 

Tóm lại để cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng của mình, cháu nên đến phòng khám nha khoa để bác sỹ xem xét, đánh giá và tư vấn hướng điều trị cụ thể hơn.

Chúc cháu có nụ cười đẹp như mong muốn!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!