Nguyên nhân khiến thai nhi dị hình
Thai dị hình hoặc là khuyết thiếu có thể do một trong những yếu tố sau:
- Do yếu tố sinh lý: Di truyền bẩm sinh hoặc vợ chồng kết hôn gần, người mẹ sinh con sau 35 tuổi. Thời kỳ đầu mang thai bị nhiễm khuẩn hoặc trúng độc, người mẹ mắc bệnh tiểu đường, kinh phong, hoặc những bệnh mãn tính đều có thể gây ra dị hình dị tật.
- Do yếu tố hóa học: Dinh dưỡng cho thai phụ không đủ hoặc dùng thuốc bừa bãi. Người mẹ mang thai hút thuốc uống rượu quá nhiều, hoặc do tiếp xúc với môi trường có chứa chất độc hóa học hay các tia X, tia phóng xạ…
- Do yếu tố môi trường: Thai phụ sống lâu trong trường điện từ, những nơi đổ rác hoặc nước thải công nghiệp hoặc dùng nước có chứa chất ô nhiễm… sẽ dễ sinh ra trẻ bị dị hình hoặc khiếm khuyết.
Thai phụ nên thật cẩn thận khi dùng thuốc (ảnh: Internet)
Làm thế nào để phòng tránh sinh con dị hình
- Lựa chọn đối tượng: ngoài việc lựa chọn người có tư cách đọa đức tốt, có văn hóa thì cả vợ lẫn chồng đều khỏe mạnh, trong dòng họ không có người mắc bệnh di truyền bẩm sinh. Ngoài ra nếu người vợ mang bệnh về gan, thận, tim hay những bệnh ảnh hưởng tới chức năng gan thì không nên mang thai, khi chữa trị khỏi bệnh thì hãy suy nghĩ đến việc mang thai. Tuyệt đối không nên kết hôn gần.
- Tuổi tác khi mang thai: phụ nữ không nên mang thai khi quá 35 tuổ, bởi vì trứng của phụ nữ quá 35 tuổi thường bị thoái hóa dễ dẫn tới thai nhi dị hình hoặc trẻ sinh ra mắc chứng thiểu năng.
- Đề phòng các loại bệnh tật: phụ nữ mang thai nên chú ý vệ sinh cá nhân, chú ý đề phòng bệnh tật đặc biệt là trong ba tháng đầu. Khi mang thai, bạn nên tránh những nơi đông người để tránh mắc bệnh truyền nhiễm.
- Thận trọng khi dùng thuốc: Phụ nữ mang thai dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống bệnh động kinh trong một thời gian dài có thể để lại một số di chứng không tốt khi sinh, hoặc thai nhi sinh ra có thể bị dị hình. Trong thời kỳ đầu mang thai bạn nên thận trọng khi dùng thuốc giải nhiệt, thuốc an thần, thuốc kháng sinh. Nếu chẳng may mắc bệnh nên đến bệnh viện để chữa trị, đồng thời dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Mắc bệnh trong thai kỳ cũng dễ sinh con dị hình (ảnh: Internet)
Những người hay uống thuốc tránh thai nên dừng khoảng 3 tháng sau đó mới nên mang thai bởi nếu uống thuốc tránh thai mà thất bại hoặc tính sai vòng kinh thì trẻ sinh ra tỉ lệ bị dị hình cao, tình trạng về thể trọng sinh trưởng đều giảm so với những trẻ bình thường khác. Phụ nữ dùng vòng tránh thai mà vẫn có thai thì khả năng sảy thai tự nhiên, đẻ non, thai chết lưu hoặc thai nhi phát triển không bình thường cao hơn rất nhiều.
- Nên tạo một môi trường tốt: Khi mang thai người mẹ nên tránh những nơi làm việc có tia X hoặc những yếu tố phóng xạ, và các chất ô nhiễm hóa học. Phụ nữ mang thai nên sống trong môi trường không quá ồn ào, có không khí thoáng mát trong lành, gọn gàng sạch sẽ có lợi cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
- Không nên uống rượu, hút thuốc: Trứng trong cơ thể người mẹ sau khi đã thụ tinh nên tránh những ảnh hưởng của những nhân tố bất lợi như là: khói thuốc lá, rượu, sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sự sinh trưởng của tế bào, làm cho chất lượng tinh trùng giảm. Vợ chồng nên tuyệt đối cai thuốc lá và rượu.
- Chú ý đến dinh dưỡng: người mẹ nên ăn những loại thức ăn có chất dinh dưỡng, phong phú thích hợp toàn diện, cân bằng. Điều này có tác dụng trợ giúp cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.
>>Xem thêm: Hỏi - đáp về mang thai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!