Để tai nạn đường sắt không còn là nỗi ám ảnh

Kỹ năng sống - 05/19/2024

Đừng bao giờ vội vã cho xe băng ngang qua đường sắt trong khi có một đoàn tàu đang đi tới.

Phương tiện giao thông đường sắt ra đời đã đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại của con người. Phục vụ hành khách và bảo đảm an toàn tốt nhất luôn là mục tiêu mà các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách hướng tới trong đó có lĩnh vực đường sắt. Ở các nước phát triển, tai nạn giao thông đường sắt đã giảm đáng kể do sự phát triển và ứng dụng các tiến bộ về khoa học công nghệ trong an toàn đường sắt. Một số điều có thể kể tới như lắp đặt sử dụng hệ thống cảnh báo an toàn, cho phép người điều khiển phương tiện có thể  quan sát những vật cản trở từ xa đến 5 km, giáo dục và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, sự hoàn thiện của hệ thống pháp lý…

Tại Việt Nam, vấn đề đảm bảo an toàn đường sắt trong những năm qua luôn được quan tâm, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến mất an toàn đường sắt trong đó phải kể đến nguyên nhân do thiếu hiểu biết và ý thức chưa tốt trong khi tham gia giao thông nhất là tại khu vực đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt, nơi rất dễ xảy ra tai nạn. Một số biện pháp sau đây nhằm đảm bảo an toàn cho bạn khi đi qua đường sắt tại khu vực giao cắt với đường bộ:

- Đừng bao giờ vội vã cho xe băng ngang qua đường sắt trong khi có một đoàn tàu đang đi tới. Điều này rất nguy hiểm vì người điều khiển phương tiện giao thông có đánh giá nhầm về khoảng cách cũng như tốc độ của đoàn tàu, cho rằng đoàn tàu di chuyển chậm hơn so và vẫn còn khoảng cách an toàn với đoàn tàu song thực tế không phải như vậy. Hơn nữa, phương tiện giao thông có thể bị chết máy bất ngờ khi cho xe băng qua đường sắt vai tai nạn hoàn toàn có thể xảy ra.

Để tai nạn đường sắt không còn là nỗi ám ảnh

- Khi bạn gặp đường ngang dân sinh, cần giảm tốc độ, lắng nghe, quan sát cả về 2 phía, nếu thấy an toàn khi đó mới được vượt qua đường ngang.

- Nếu có đoàn tàu đang tiến tới, đảm bảo bạn đứng cách xa đường sắt ít nhất 5m, không băng qua đường sắt cho đến khi bạn chắc chắn rằng đoàn tàu đã đi qua.

- Trong trường hợp bạn bị kẹt xe trên đường sắt và có đoàn tàu đang đi tới, đừng cố gắng cho xe qua khỏi đường sắt. Thay vào đó, hãy ngay lập tức rời bỏ phương tiện giao thông, và chạy tới vị trí an toàn ít nhất cách xa 30m so với đường sắt để tránh bị ảnh hưởng bởi phương tiện giao thông khi bị húc bay lên sau va chạm với đoàn tàu.

- Nếu bị kẹt xe khi đi ngang qua đường sắt, bạn cần rời ngay khỏi phương tiện giao thông và lập tức báo với cảnh sát hoặc gọi cứu hộ để được hỗ trợ. Những vị trí đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt nên có số điện thoại để người tham gia giao thông được hỗ trợ trong những tình huống khẩn cấp.

- Không bao giờ chủ động dừng xe lại tại vị trí giao nhau giữa đường ngang và đường sắt để nghe và nói chuyện điện thoại hay bất cứ lý do nào khác.

- Đừng bao giờ cho xe băng qua đường sắt khi barrie đang nâng lên hoặc hạ xuống. Hãy tuân theo hướng dẫn của biển báo, tín hiệu giao thông, đừng vội băng qua đường sắt khi thấy có khoảng chống khi barrie vừa nâng lên hoặc hạ xuống.

Để tai nạn đường sắt không còn là nỗi ám ảnh

Ở một số nước trên thế giới việc băng qua đường sắt khi barrie đang nâng lên hoặc hạ xuống là hành vi bị cấm và bị coi là phạm luật và bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt là 110 đôla và bị đánh dấu 3 lỗi trên bằng lái xe.

- Với những xe tải nặng hết sức chú ý, không nên đi qua đường ngang giao cắt với đường sắt và nhất là dừng lại trên đường sắt, những xe vận tải có khối lượng lớn có thể làm hư tổn kết cấu an toàn của đường sắt và có thể dẫn đến nguy cơ gây tai nạn.

- Bạn không được đi bộ dọc theo đường sắt vì đây là đường ưu tiên dành riêng cho đoàn tàu. Việc đi dọc theo đường sắt ctrong khi bạn đang nghe nhạc có thể gây nên nguy hiểm do mất sự tập trung chú ý.

- Đối với trẻ em sinh sống ở những nơi có đường sắt đi qua, một số cháu chưa nhỏ chưa có ý thức tốt phòng tránh tai nạn và chưa hiểu hết được mối hiểm họa khi đi lại qua khu vực có tàu chạy qua. Cha mẹ, người thân cần cẩn thận, giáo dục những biện pháp để đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn, với trẻ nhỏ không nên để trẻ tự ý qua đường nơi giao cắt với đường sắt./.

Để tai nạn đường sắt không còn là nỗi ám ảnh

>> Xem thêm: Tàu hỏa xé nát công nông, đường sắt tê liệt

Quang Thanh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!