CT được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng để phát hiện các bệnh lý từ sọ não, đầu mặt cổ, tim, ngực, bụng, chậu, xương, mô mềm cho đến các bệnh lý mạch máu não, cổ, mạch máu chi và các mạch máu tạng khác. Việc chụp CT chỉ được cấp phép khi có bác sĩ yêu cầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh có cách hiểu tổng quan về vấn đề chụp CT trước và sau khi chụp.
1. Ứng dụng của chụp CT
CT được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng để phát hiện các bệnh lý từ sọ não, đầu mặt cổ, tim, ngực, bụng, chậu, xương, mô mềm cho đến các bệnh lý mạch máu não, cổ, mạch máu chi và các mạch máu tạng khác. CT còn được dùng để hướng dẫn trong quá trình phẫu thuật, xạ trị và theo dõi sau phẫu thuật. Kỹ thuật 3D-CT cho phép đánh giá chính xác vị trí, hình dáng tổn thương trong không gian 3 chiều, từ đó định hướng tốt hơn cho phẫu thuật cũng như xạ trị. Kỹ thuật này còn được dùng để tái tạo 3D trong các bệnh lý bất thường bẩm sinh, giúp cho các nhà phẫu thuật tạo hình chỉnh sửa tốt hơn các dị tật đó.
2. Quá trình chụp CT
Trước khi chụp
Tháo bỏ tất cả các vật dụng bằng kim loại trên người như kẹp tóc, áo nịt ngực có gọng kim loại, trang sức, kính, đồng hồ, thiết bị trợ thính và răng giả.
Bệnh nhân cần phải thông báo trước cho nhân viên y tế nếu có một trong các bệnh sau: tiểu đường, hen suyễn, tĩnh mạch, thận và dị ứng thuốc.
Bệnh nhân cần phải thông báo cho nhân viên y tế nếu mình có thai hoặc nghi ngờ có thai, có thể sẽ được làm xét nghiệm beta-hCG để kiểm tra xem có thể đang mang thai hay không.
Bệnh nhân hoặc thân nhân cần ký vào bản cam kết tiêm thuốc cản quang nếu như được chỉ định chụp CT tiêm thuốc cản quang.
Bệnh nhân cần nhịn ăn trước 4-6 giờ nếu cần tiêm thuốc cản quang, ngoài ra bệnh nhân vẫn có thể uống nước với lượng vừa phải trước khi chụp 2 giờ.
Trong khi chụp
Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn trong phòng chụp, hoặc một vài tư thế đặc biệt theo chỉ định chụp CT của bác sĩ.
Thời gian chụp thường kéo dài 3-5 phút, một số trường hợp có thể kéo dài hơn (15-30-45 phút) thì nhân viên y tế sẽ giải thích trong quá trình chụp.
Bệnh nhân cần nằm yên trong quá trình chụp, không di động đặc biệt là bộ phận được chụp. Nín thở hoặc hít sâu thở ra trong quá trình chụp theo hướng dẫn của nhân viên y tế đối với các trường hợp chụp ngực và bụng.
Nếu bệnh nhân có tiêm thuốc cản quang thì có thể có cảm giác nóng rát dọc theo tay và nóng ở mặt khi bơm thuốc cản quang, trong trường hợp này người bệnh cần nằm yên để có hình ảnh tốt nhất.
Sau khi chụp
Đối với bệnh nhân không có tiêm thuốc cản quang thì hoàn toàn có thể hoạt động bình thường. Có thể ăn uống nếu không phải làm thêm các xét nghiệm khác (hỏi nhân viên y tế tại bệnh phòng)
Đối với bệnh nhân có tiêm thuốc cản quang: Cần giữ bông ở vị trí kim tiêm thuốc cản quang trong vòng 5-10 phút để tránh chảy máu. Trong vòng 24 h sau tiêm thuốc, bệnh nhân cần uống nhiều nước để tăng đào thải thuốc cản quang ra khỏi cơ thể.
Sau khi chụp nếu có bất thường như: chóng mặt, nôn, buồn nôn, ngứa, đỏ da, mệt ngực, sốt, khó thở.... thì bệnh nhân cần thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến với cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
Khi nào thì có kết quả
Sau khí chụp CT xong, kết quả sẽ được trả trong vòng khoảng 60 phút.
Một số trường hợp phim sẽ được trả lâu hơn nếu cần hội chẩn.
Phát hiện bệnh gout qua xét nghiệm máu
6 món đồ không thể thiếu khi đi chơi ngày Tết
Vừa chăm con vừa xài điện thoại là bạn đang giết con từ từ
Những lưu ý khi cho thai nhi nghe nhạc bằng điện thoại mẹ nên nhớ
Mẹ trẻ ân hận cho con dùng điện thoại, chuyên gia về bệnh tâm thần nhi nói gì?
3. Vì sao không được đem theo điện thoại và thẻ ngân hàng khi chụp CT
Vì các vật dụng kim loại sẽ hấp thụ toàn bộ tia X khi đi qua và tạo nên một hình tăng tỷ trọng trên cảm biến nhận, ngoài ra còn phát ra các tia khuyếch tán làm cho phim không thể đọc được. Do vậy, nguyên tắc trước khi chụp XQ các nhân viên y tế sẽ nhắc nhở bạn tháo tất cả các vật dụng trên người ra.
4. Nếu chẳng may mang theo điện thoại và thẻ ngân hàng trong khi chụp CT phải làm sao?
Việc người bệnh quên bỏ các vật dụng thẻ ngân hàng và điện thoại chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả chụp CT, bạn nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về Chụp CT (cắt lớp vi tính , chụp cắt lớp điện toán)
- Có rủi ro gì trong phương pháp chụp CT hay không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!