Nhiều nghiên cứu cho thấy thính giác kém hay mất thính giác không còn là vấn đề ở những người trên 60 tuổi, mà nó dần xuất hiện ở những người trẻ. Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng trên là giới trẻ ngày nay đeo tai nghe suốt nhiều giờ trong ngày và nghe nhạc với âm lượng quá lớn.
Mời bạn tìm hiểu về nguy hại đang rình rập bạn hàng ngày nhé!
Đeo tai nghe trong nhiều giờ gây suy giảm thính lực
Ô nhiễm tiếng ồn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây khiếm thính. Trong suốt thập kỷ qua, những ảnh hưởng gây hại của việc ô nhiễm tiếng ồn quá mức từ tai nghe đang thu hút sự chú ý của nhiều người.
Nếu bạn đeo tai nghe (gồm tai nghe và headphone) để nghe nhạc liên tục nhiều giờ liền và duy trì thói quen ấy trong nhiều ngày, nó sẽ dẫn đến việc tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây suy giảm thính lực và dẫn đến nguy cơ mất thính giác.
Chuyên gia thính giác David A. Schessel cho biết: “Nếu bạn nghe âm thanh quá to có thể dẫn đến việc mất thính giác vĩnh viễn”.
Những tác hại khác
Mất tập trung khi lái xe
Đeo tai nghe và nghe nhạc với âm lượng vừa phải giúp bạn không buồn ngủ cũng như thư giãn cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn nghe nhạc quá lớn, bạn sẽ không nghe được tiếng còi xe, vì thế dễ mất tập trung và có nguy cơ gặp tai nạn.
Kích thích não bộ hoạt động liên tục
Đeo tai nghe khi ngủ dễ làm não bộ hoạt động liên tục. Buổi tối là khoảng thời gian não cần được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc. Vì thế, việc đeo tai nghe khi ngủ dễ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy vào sáng hôm sau.
Dễ gây nhiễm nấm tai
Nút tai nghe là nơi lý tưởng cho vi khuẩn tích tụ. Nếu bạn không vệ sinh tai nghe hay headphone thường xuyên, bạn rất dễ bị nhiễm nấm tai, viêm ống tai ngoài, chàm ống tai.
Thời gian nghe nhạc và tần số âm thanh bao nhiêu sẽ gây nguy hiểm?
- Nghe nhạc 4 tiếng liên tục với tần số âm lượng 95 dB, nếu nghe nhạc vượt quá 8 tiếng một ngày dễ mất thính giác nhanh hơn;
- Nghe nhạc 2 tiếng liên tục với tần số âm lượng 100 dB;
- Nghe nhạc 1 tiếng liên tục với tần số âm lượng 105 dB;
- Nghe nhạc trong 30 phút với tần số âm lượng 110 dB;
- Nghe nhạc 15 phút với tần số âm lượng 115 dB;
- Ở mức trên 120 dB, thiệt hại xảy ra gần như ngay lập tức.
Hầu hết các hệ thống âm thanh cầm tay hiện nay (tai nghe và headphone) đều có công suất cực đại đến 120dB. Vì thế khi nghe nhạc, bạn nên điều chỉnh âm lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng đến tai. Các chuyên gia khuyên bạn nên nghe âm thanh dưới tần số 85 dB.
Hãy nghe nhạc và sử dụng tai nghe một cách thông minh để bảo vệ sức khỏe cho tai bạn nhé. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn một “cảnh báo” có ích, giúp bạn biết cách nghe nhạc để thư giãn tốt hơn.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Những điều cần lưu ý khi mẹ chọn nhạc cho thai nhi
- Tai bị chấn thương do thường mở volume nghe nhạc lớn hết cỡ
- Âm nhạc phát triển trí não cho trẻ sơ sinh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!