Có phải ai trong chúng ta cũng biết về khởi nguồn của những giấc mơ và tại sao giấc mơ của mỗi người lại khác nhau: có người mơ đẹp, nhưng có người lại gặp toàn ác mộng?
Hãy cùng nhau đi tìm lời giải đáp về khởi nguồn những giấc mơ qua bài viết dưới đây.
1. Lấp đầy mong ước
Vào đầu thế kỷ XX, nhà tâm lý học Sigmund Freud đã có nghiên cứu hành vi mơ của hàng trăm người, qua đó, ông đã đưa ra lý thuyết về việc hiện thực hóa mong muốn chưa đạt được của mỗi người trong giấc mơ. Lý thuyết này đã gây tiếng vang lớn và được coi là một trong những thành quả đầu tiên về nghiên cứu giấc mơ.
Chúng ta có thể hiện thực hóa mong muốn chưa đạt được của mỗi người trong giấc mơ
Theo đó, giấc mơ không có gì đáng sợ, nó đơn giản chỉ là để hoàn thành những gì bạn mong muốn khi còn thức mà thôi: được đến những nơi chưa bao giờ đến hay nắm tay vui đùa với 'người trong mộng' của mình.
Lý thuyết này cũng giải thích nguyên nhân của những cơn ác mộng. Đó là giúp giải quyết hoặc xóa khỏi đầu hình ảnh bạn không mong muốn. Sigmund Freud nói rằng, nếu bạn mơ thấy một người thân trong gia đình bị mất, mặc dù đấy không phải là những gì bạn muốn nhưng cũng là một cách để 'lấp đầy mong ước' của mình.
Giấc mơ không có gì đáng sợ, nó đơn giản chỉ là để hoàn thành những gì bạn mong muốn khi còn thức
Hay như bạn đang có mâu thuẫn nào với người thân, việc xóa bỏ hình ảnh của người đó trong giấc mơ sẽ khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn với bạn. Bằng cách này, Freud đã giúp rất nhiều bệnh nhân của mình phát hiện và khơi dậy những cảm xúc 'ẩn' mà họ chưa thể giải quyết chúng.
2. Quên và nhớ
Khi tìm hiểu về nguyên nhân của những giấc mơ, các nhà khoa học đã đưa ra 2 lý thuyết khá trái ngược nhau. Nhưng thật bất ngờ, khi kết hợp lại, chúng giúp tạo ra một lý thuyết mới khá đầy đủ và bao quát: đó là 'quên' và 'nhớ'.
'Quên' và 'nhớ' là hai lý thuyêt của giấc mơ
Lý thuyết 'quên' cho rằng, việc chúng ta mơ mỗi đêm là để giúp bộ não thoát khỏi các kết nối không mong muốn đã hình thành trong suốt thời gian chúng ta thức.
Nói một cách đơn giản, giấc mơ giống như một cây chổi, nó sẽ giúp 'quét dọn' những thứ vô ích và khiến bộ não có thêm khoảng trống để tiếp tục lưu giữ thông tin. Cơ sở của lý thuyết này chính là việc chúng ta thường không thể nhớ rõ những gì chúng ta đã mơ.
Giấc mơ giống như một cây chổi, nó sẽ giúp 'quét dọn' những thứ vô ích
Ngược lại, thuyết 'nhớ' nêu ra, giấc mơ sẽ giúp củng cố trí nhớ và những gì ta đã trải qua. Điều này dựa trên một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trong giấc mơ của chúng ta xuất hiện những gì đã học, hoặc đọc được chúng ta sẽ nhớ lâu hơn bình thường.
Ví dụ khá rõ ràng trong trường hợp này đó là khi một người trải qua sự việc vô cùng đau thương thì khi ngủ, họ thường có những giấc mơ khủng khiếp liên quan đến trải nghiệm đó. Việc này sẽ ngày càng hằn sâu vào tâm trí, khiến họ không thể quên đi được. Cách duy nhất để giải quyết chính là uống thuốc an thần, hoặc tìm cách tiếp xúc với người bệnh, giữ cho họ không ngủ càng lâu càng tốt; kể cả khi họ kiệt sức nhằm ngăn chặn việc 'nhớ' xảy ra.
3. Cơ chế 'giả chết'
Theo các nhà khoa học, giấc mơ là sự tiến hóa của cơ chế 'giả chết' ở động vật. Khi gặp nguy hiểm, các loài động vật thường có nhiều cách để tự vệ như xù lông, bỏ chạy, quay lại chiến đấu… và giả chết khiến đối phương không chú ý nữa. Trong giai đoạn này, bộ não hoàn toàn tỉnh táo và hoạt động bình thường cùng với đó là sự tiết ra của chất dopamine - có tác dụng dẫn truyền thần kinh.
Giấc mơ là sự tiến hóa của cơ chế 'giả chết' ở động vật
Trong khi mơ, con người chúng ta cũng tiết ra chất như vậy. Dưới tác động của chất dopamine, giấc mơ lấp đầy tâm trí chúng ta bằng vô số các kích thích cùng cảm xúc.
Về sau, nhà tâm lý học người Phần Lan - Antti Revonsuo đã 'nâng cấp', bổ sung cho lý thuyết trên. Theo đó, giấc mơ của con người thậm chí còn là sự tiến hóa của cơ chế 'giả chết'. Ông cho rằng, giấc mơ là sự mô phỏng lại các mối đe dọa, giúp con người học cách 'đối phó' mối nguy đó một cách an toàn mà không bị bất kỳ tổn thương về thể xác nào. Nhờ đó, con người sẽ phản ứng tốt và nhanh hơn nếu họ vô tình mơ đến các mối đe dọa vào ban đêm.
4. Tái cấu trúc những quá khứ đau buồn
Chuyên gia nghiên cứu rối loạn giấc ngủ Ernest Hartmann khi nói về lý thuyết đương đại của những giấc mơ cho rằng: bất kỳ một trải nghiệm nào trong giấc mơ cũng gắn liền với cảm xúc.
Nếu gặp phải điều gì đó quá đau buồn và ta không muốn nhớ đến, bộ não sẽ 'tái cấu trúc' lại bằng cách áp đặt một trải nghiệm mới thay thế cho trải nghiệm cũ ta trải qua.
Bất kỳ một trải nghiệm nào trong giấc mơ cũng gắn liền với cảm xúc
Ví dụ như một người đang gặp bế tắc trong công việc thì trong giấc mơ, anh ta sẽ mơ thấy mình đang đi trong một mê cung không có đường ra. Tuy đều mang đến cảm xúc bế tắc nhưng điều này sẽ giúp người đó giảm bớt áp lực với vấn đề của mình.
Giấc mơ sẽ giúp người đó giảm bớt áp lực với vấn đề của mình
Càng nhiều vấn đề và cảm xúc, giấc mơ càng nhiều, phức tạp hơn. Như vậy, giấc mơ chỉ đơn thuần là một kết nối được tạo nên để liên kết và tái cấu trúc những cảm xúc của mình. Có thể đây là một sự tiến hóa của tổ tiên chúng ta nhằm đối phó với những chấn thương về mặt tinh thần mà họ không tài nào giải quyết được.
Dù rằng giấc mơ đôi khi rất kỳ lạ nhưng nó cũng có một vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới suy nghĩ của chúng ta. Tuy nhiên, vẫn có một điều mà chưa ai giải thích được hoàn toàn, giấc mơ là một sự tiến hóa, hay đơn thuần chỉ là một sự ngẫu nhiên mà thôi.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!