Người ta thường biết đến các thuật ngữ dị ứng thức ăn, dị ứng mĩ phẩm, dị ứng phấn hoa,... chứ ít ai nghĩ đến cụm từ “dị ứng tinh trùng”. Tuy nhiên đây lại là một triệu chứng xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng lại không có nhiều người có đủ kiến thức về căn bệnh trên để phòng ngừa và điều trị kịp thời. Vậy dị ứng tinh trùng là bệnh gì? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Dị ứng tinh trùng là bệnh gì?
Dị ứng tinh trùnglà hiện tượng tinh trùng bị tấn công và tiêu diệt bởi hệ miễn dịch của chính người đàn ông hoặc của người phụ nữ, gây nên các phản ứng quá kích như bỏng rát, ngứa ngáy, mề đay, khó thở, thậm chí là bị vô sinh, hiếm muộn.
Dị ứng tinh trùng là một tình trạng khá hiếm gặp. Hơn nữa, nếu lúc quan hệ 2 bạn có sử dụng bao cao su thì sẽ không thể biết được mình có bị bệnh này hay không. Chỉ khi tinh trùng tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người phụ nữ mới xảy ra các phản ứng.
Ngoài ra, các triệu chứng của tình trạng dị ứng tinh trùng thường giống với các bệnh như: Viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh herpes, nấm và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác nên hay bị nhầm lẫn. Vì vậy, những trường hợp nghi ngờ bị dị ứng tinh trùng cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, từ đó mới đưa ra được hướng điều trị kịp thời.
Ở Mỹ đã ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp bị dị ứng với tinh dịch, cả nam và nữ giới.Một số nam giới bị dị ứng với tinh dịch của chính mình khi tinh dịch xâm nhập vào máu vì một lý do nào đó (như chấn thương, phẫu thuật hoặc nhiễm trùng). Những người bị tình trạng dị ứng này có phản ứng với tinh dịch nói chung chứ không của riêng một cá thể nào. Dị ứng tinh dịch xuất hiện ở cả nam và nữ với các mức độ biểu hiện khác nhau mà nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng đến vấn đề thụ thai có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn
Ảnh hưởng của bệnh dị ứng tinh trùng
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Đối với nam giới
Do hàng rào máu tinh hoàn bị phá huỷ dẫn đến tình trạng cơ thể chống lại chính tinh trùng của mình, dị ứng này xuất phát từ chính bản thân người nam giới, trong máu người bệnh sẽ xuất hiện kháng thể có khả năng kháng tinh trùng. Ở cơ quan sinh dục cũng xuất hiện những tổn thương khiến nam giới phải cắt bỏ hay phẫu thuật cơ quan sinh dục của mình. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe sinh sản của nam giới.
Nam giới bị mắc các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục, bệnh chlamydia, bệnh lậu... dẫn đến hình thành các kháng thể chống tinh trùng. Xuất hiện tình trạng đau tức tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, quá phát mào tinh hoàn, viêm tắc ống dẫn tinh mà không rõ nguyên nhân.
Hàng rào máu tinh trùng bị tổn thương tại tinh hoàn khiến nhiều tế bào bạch cầu và hồng cầu trong máu dễ dàng xâm nhập vào môi trường sinh tinh và tấn công tinh trùng ở các mức độ khác nhau, làm hỏng màng bọc ngoài plasma hoặc thực bào của tinh trùng. Quan sát bằng máy sẽ dễ dàng nhận thấy tinh trùng đang kết thành tụ đám và thấy rõ lớp màng của tinh trùng gồ ghề hơn trước, trên các màng này cũng xuất hiện các kháng thể kháng tinh trùng bám vào.
Đối với nữ giới
Tình trạngdị ứng tinh trùng ở nữ giới thực chất là do cơ thể phụ nữ quá nhạy cảm với tinh dịch. Những biểu hiện của người bị dị ứng tinh trùng đó là: Xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, đỏ rát, bỏng, phồng rộp ngay tại nơi tinh trùng tiếp xúc ở âm đạo, miệng, da, hậu môn. Nặng hơn có thể bị nổi mẩn ngứa, mề đay, khó thở, hen suyễn... Các biểu hiện dị ứng thường xuất hiện sau khi cơ thể nữ giới tiếp xúc với tinh dịch và có thể kéo dài từ vài tiếng đến vài ngày.
Ảnh hưởng tới hôn nhân
Bệnh dị ứng tinh trùng này cũng gây ra khá nhiều rắc rối cho cuộc sống hôn nhân gia đình của các cặp vợ chồng. Khi cơ thể gặp phản ứng với tinh trùng, người phụ nữ thường gặp phải các vấn đề tâm sinh lý dẫn đến “sợ yêu”. Việc này sẽ dễ dẫn đến tình trạng rạn nứt trong hôn nhân gia đình. Do đó, cả hai vợ chồng nên nói chuyện với nhau và cùng nhau đi thăm khám bác sĩ để tìm hướng giải quyết.
Ngoài ra, bệnh còn là một trong những nguyên nhân gây cản trở quá trình thụ thai, khiến các cặp vợ chồng rơi vào tình trạng bị vô sinh, hiếm muộn. Vì vậy, muốn con bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Làm thế nào điều trị bệnh dị ứng tinh trùng?
Đối với nam giới
- Trước tiên bạn phải điều trị dứt điểm các bệnh như viêm tắc đường ống dẫn tinh, viêm mào tinh hoàn và các bệnh về đường sinh dục khác. Kịp thời xử lý các bất thường về giải phẫu như hiện tượng giãn tĩnh mạch thừng tinh ...
- Dùng thuốc ức chế miễn dịch nhằm giảm việc tăng sinh kháng thể gây kháng tinh trùng. Các thuốc nhóm corticoid thường được lựa chọn cho việc điều trị dị ứng tinh trùng nhưng thuốc có thể có nhiều tác dụng phụ đi kèm và người bệnh buộc phải sử dụng trong một thời gian dài, nó cũng có thể khiến người bệnh khó có con tự nhiên.
Đối với nữ giới
- Trường hợp bị dị ứng tinh trùng ở mức độ nhẹ: Chị em nên tiếp xúc dần với tinh dịch để cơ thể quen dần với sự xuất hiện của nó bằng cách lọc rửa tinh trùng của người chồng rồi đưa vào âm đạo. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiêm tinh dịch vào dưới da, tăng dần số lượng lần tiêm đến khi nào cơ thể thấy quen thì thôi. Lúc này, cơ thể người phụ nữ đã bắt đầu tiếp nhận được tinh trùng nên có thể tiến hành quan hệ bình thường.
- Trường hợp bị dị ứng tinh trùng nặng: Bạn cần ngưng việc quan hệ ngay lập tức nhằm hạn chế việc tinh trùng tiếp xúc với cơ thể phụ nữ. Có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh histamin hay corticoid để giảm ngứa và cải thiện tình trạng dị ứng. Tuy nhiên những loại thuốc này không được dùng bừa bãi mà phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay, có một số biện pháp có thể giúp giảm thiểu tình trạng dị ứng tinh trùngnhư: sử dụng bao cao su để ngăn tinh dịch tiếp xúc với cơ thể hoặc sử dụng thuốc chống dị ứng như diphenhydramine, loratadine, fexofenadine trước khi quan hệ tình dục.
Nhưng nếu bạn muốn có con mà người phụ nữ vẫn bị dị ứng tinh trùng dù đã được điều trị, thì bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Mục đích của phương pháp này là tăng khả năng chịu đựng tinh trùng. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tinh trùng vào cơ thể bạn ở thời điểm rụng trứng để tăng cơ hội mang thai. Tuy nhiên trước khi thực hiện theo phương pháp này, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời tư vấn bổ ích nhé.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!