Chăm sóc trẻ là một quá trình dài hun đúc kinh nghiệm từ nhiều thế hệ. Những kinh nghiệm này khiến quá trình chăm sóc bé trở nên đơn giản hơn và giúp trẻ phát triển nhanh chóng hơn. Vậy nhưng cũng có những quan điểm chăm sóc trẻ sai lầm mà chúng ta vẫn áp dụng hàng ngày đang “góp sức” vào việc khiến trẻ khó nuôi, chậm lớn.
Nằm gối
Trẻ sơ sinh phần lớn thời gian là ngủ và chỉ thức dậy lúc cần ăn hay đi vệ sinh. Việc cho trẻ nằm ngủ thế nào là đúng không phải ai cũng biết. Nhiều cha mẹ hoặc ông bà theo thói quen như ở người lớn nên cho bé nằm gối mà không biết việc nâng đầu trẻ lên khiến trẻ có thể gặp các vấn đề về xương sọ và cột sống.
Khi mới sinh xương của trẻ khá mềm nên việc cho bé nằm gối lâu ngày có thể khiến xương sọ của bé bị chèn ép, bẹp phía sau đầu hoặc bẹp đầu một bên. Xương cột sống của bé cũng có thể biến dạng do nằm gối từ lúc mới sinh. Bộ xương sống non mềm không chịu được việc lúc nào cũng bị nâng lên mà không được đặt thẳng dẫn đến vẹo lệch xương sống, cong đốt sống cổ.
Ngoài ra gối sơ sinh không rõ được làm từ chất liệu gì, có an toàn không cũng khiến da trẻ dễ bị kích ứng, mẩn đỏ. Nằm gối có thể gây ra những hậu quả khó lường nên mẹ cần ghi nhớ đây là quan điểm chăm sóc trẻ sai lầm để né tránh.
Cho bé uống nước lọc từ giai đoạn sơ sinh
Trong khoảng sáu tháng kể từ khi mới chào đời nguồn thức ăn duy nhất của bé là sữa. Trong đó bao gồm mọi loại dinh dưỡng cần cho phát triển, khoáng chất và lượng nước cần thiết cho trẻ mỗi ngày. Nên việc cha mẹ cho bé uống thêm nước lọc là việc khá dư thừa và có thể ảnh hưởng tới quá trình thu nạp dưỡng chất của bé cưng. Uống quá nhiều nước sẽ giần đến các tình trạng ngộ độc nước, loãng natri máu hoặc ngăn chặn, cản trở việc hấp thu chất dinh dưỡng.
Ủ ấm cho trẻ quá kỹ
Trẻ sơ sinh cần giữ ấm, nhưng mẹ cần tuỳ vào môi trường, hoàn cảnh để giữ ấm cho trẻ hợp lý. Nhiều mẹ bỉm sữa cho rằng trẻ sơ sinh yếu ớt không nên tiếp xúc với gió dễ nhiễm bệnh nên bọc con kín mít suốt hai ba tháng đầu. Quan điểm chăm sóc trẻ sai lầmnày có thể khiến bé cưng mắc các bệnh như viêm da, sốt. Đặc biệt khi trẻ bị ốm, sốt thì mẹ nên cho con nằm chỗ kín gió, mặc quần áp thông thoáng để hạ nhiệt chứ không nên ủ kín bé lại. Mẹ càng ủ kín càng khiến con khó hạ sốt dễ bị thiếu oxy và còn tăng nguy cơ viêm phổi cho trẻ.
Cho trẻ nằm võng hoặc tung con lên khi nô đùa
Từ xưa đến nay để dễ ru ngủ trẻ người lớn chúng ta thường cho bé nằm võng mà không biết điều này có thể khiến trẻ đột tử.
Việc cho bé nằm võng khiến xương cột sống của trẻ không được duỗi thẳng, dễ bị cong vẹo. Đưa võng quá mạnh có thể khiến trẻ bị những tổn thương bên trong như chấn thương, chảy máu não mà chúng ta không biết được.
Tương tự, việc vui đùa với con như tung con lên cao cũng là một quan điểm chăm sóc trẻ sai lầm khác, đung đưa bé quá mạnh cũng khiến não trẻ bị chấn thương, vỡ động mạch não, chảy máu trong não và khiến trẻ rơi vào trạng thái hôn mê sâu hoặc tử vong đột ngột.
Làm gì khi trẻ 1 tuổi suy dinh dưỡng?
Giúp mẹ giải mã tiếng khóc của trẻ
Thời điểm nào là thích hợp để mẹ cai sữa cho trẻ?
Mẹo dạy trẻ tập đi đúng cách và hiệu quả nhất
Vì sao trẻ thích nhìn theo ngón tay?
Nêm gia vị khi nấu cháo cho trẻ một tuổi
Trẻ sơ sinh nên được học ăn dặm khi đủ sáu tháng tuổi. Thức ăn của trẻ nên làm từ lỏng đến đặc từ nhạt hoàn toàn đến tăng vị dần để bé dễ thích ứng. Tuy nhiên, mọi việc nêm nếm gia vị đều chỉ nên thực hiện sau khi trẻ được một tuổi để tránh việc mẹ đẩy bé vào tình trạng kén ăn, suy dinh dưỡng chì vì nêm nếm vào cháo ăn dặm.
Lý giải nguyên nhân không nên nêm nếm gia vị cho trẻ dưới 12 tháng tuổi các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng giai đoạn này thận của trẻ rất yếu. Hệ bài tiết của bé không thực hiện được chức năng lọc ở mức tốt nhất nếu cố gượng ép con có thể bị suy thận. Thêm vào đó mọi loại thực phẩm đều có vị tự nhiên, vị ngọt trong rau củ, thịt cá và hải sản có vị mặn vừa miệng nên bé chỉ cần ăn cháo và các loại thực phẩm này nấu tự nhiên. Nêm muối không chỉ khiến thận bé bị suy yếu mà còn làm bé nhạt miệng biếng ăn và mất cân bằng khoáng trong cơ thể khiến trẻ bị còi cọc. Vì thế cha mẹ nên ngừng ngay quan điểm chăm sóc trẻ sai lầm khiến con còi cọc này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!