Bên cạnh dùng thuốc, vệ sinh mắt sạch sẽ vấn đề ăn uống cũng phần nào ảnh hưởng đến bệnh. Khi bị đau mắt đỏ, nếu ăn các loại thực phẩm như: hành, hẹ, tỏi, ớt… sẽ dễ gây nên cảm giác nóng, rát cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
Bên cạnh đó, trong thời gian bị bệnh, các loại thức ăn tanh: cá, mực, tôm, cua cũng nên kiêng vì có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin C thông qua ăn uống các loại nước hoa quả như cam, chanh… sẽ góp phần nhanh lành bệnh.
Người bị đau mắt đỏ cần phải rửa và vệ sinh mắt thật sạch trước khi nhỏ mắt (Ảnh minh họa: Internet)
Để tránh lây lan bệnh có thể rửa sạch mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%). Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng, sát trùng vật dụng chung hay sử dụng như các tay nắm cửa, nút bấm thang máy...
Trong gia đình thì cần cách ly tối đa người bệnh với người xung quanh: Đeo khẩu trang cho người bệnh hoặc tránh nói chuyện với bệnh nhân ở cự ly dưới 1m, không dùng chung đồ vật với bệnh nhân, tránh bắt tay ôm hôn. Đối với trẻ mắc bệnh, khi phát hiện bệnh đau mắt đỏ cần cho trẻ nghỉ học 5 - 7 ngày.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, dùng thuốc nói chung hay các thuốc có cortizol nói riêng là phải rất thận trọng. Khi dùng phải có ý kiến của bác sĩ. Dừng thuốc khi đã đạt mục đích điều trị. Khi dừng thuốc cần giảm liều dần dần, có theo dõi và khám lại theo hẹn.
Bệnh nhân bị bệnh đau mắt đỏ nên đến cơ sở điều trị chuyên khoa để được khám, tư vấn điều trị, không tự ý dùng thuốc.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!