Điều còn lại khi cơn bão đi qua

Kỹ năng sống - 05/02/2024

Mỗi cơn bão qua đi, để lại nhiều tổn thất nặng nề về người và của.

Với bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam, hàng năm Việt Nam phải hứng chịu nhiều cơn bão với sức tàn phá lớn. Mỗi cơn bão qua đi, để lại nhiều tổn thất nặng nề về người và của.

Đứng trước mỗi cơn bão, chúng ta đều có công tác chuẩn bị kỹ càng nhằm hạn chế tới mức tối đa mức độ ảnh hưởng. Tuy nhiên, những nơi cơn bão đi qua đều phải hứng chịu những thiệt hại đáng kể về tài sản, thậm chí cả tính mạng con người.

Điều còn lại khi cơn bão đi qua

Chết đuối và điện giật

Sự thật dễ thấy là với mực nước cao bất thường và nhanh chóng, nhiều người đã bị nước cuốn trôi. Bão mang tới gió giật với cấp độ mạnh, cây cối đổ, nước dâng cao, vùng núi bị sạt lở đất, lũ quét có thể cuốn trôi người. Tỷ lệ chết đuối cao ở nhóm người gần như không có khả năng bơi lội: trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ…

Điều còn lại khi cơn bão đi qua

Mùa bão, lũ, hệ thống hạ tầng cơ sở, trong đó có hệ thống điện thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng: đứt dây dẫn điện, trụ, cột điện nghiêng và gãy. Các thiết bị điện có thể bị cháy nổ… Những sự cố này xảy ra bất ngờ và có thể gây giật điện, nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, sự nguy hiểm còn xảy đến từ những vật dụng như cây cối gãy đổ, biển quảng cáo, mái tôn và các vật liệu… bị gió cuốn. Do đó, nếu không thực sự cần thiết, không nên ra đường khi bão về.

Ô nhiễm nước

Những trận mưa lớn trong mỗi cơn bão có thể gây nên sự quá tải với hệ thống cấp-thoát nước, từ đó dễ dàng dẫn đến ngập lụt. Nguồn nước dễ bị ô nhiễm khi chứa ‘thập cẩm’ những chất thải nông nghiệp, chất thải từ động vật, nước thải sinh hoạt… Mọi việc ăn uống, sinh hoạt, đi lại, thậm chí là bơi lội có liên quan đến dòng nước này đều có thể gây ra bệnh tật.

Theo nghiên cứu, nguồn nước ‘hỗn hợp’ này có thể chứa tới trên 100 tác nhân gây bệnh, bao gồm vi sinh vật, độc chất sinh học, hóa chất… Chúng có thể gây nên nhiều bệnh tật cho con người. Một số bệnh có thể kể tới như: Nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, rối loạn thần kinh… Dấu hiệu nhận biết sẽ từ nhẹ đến cấp cứu, thường gặp là sốt, buồn nôn, nôn và tiêu chảy, thậm chí là tử vong.

Điều còn lại khi cơn bão đi qua

Trẻ em dưới 5 tuổi, người già, và người suy giảm miễn dịch là những đối tượng có nguy cơ cao trong trường hợp này.

Nấm mốc và vi khuẩn có hại

Sau bão lụt, sự ẩm ướt có thể tồn tại hàng tuần, thậm chí hàng tháng, cung cấp môi trường gần như tuyệt vời cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Nấm mốc cũng như vi khuẩn phân tán trong không khí. Do đó, khi chúng ta hít vào, chúng sẽ gây dị ứng và nghiêm trọng hơn là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp.

Theo một báo cáo tổng hợp từ 150 nghiên cứu, những triệu chứng của đường hô hấp như ho, khò khè, khởi phát cơn hen... thường liên quan đến sự ẩm ướt và chất lượng không khí thấp trong nhà.

Đặc biệt, trong vài năm gần đây, các nhà khoa học đã xác nhận có sự liên hệ mật thiết giữa sự ẩm ướt hoặc nấm mốc với sự nặng lên của bệnh hen suyễn. Cụ thể, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải tiếp xúc với nấm mốc lúc dưới 1 tuổi có nguy cơ bị hen suyễn nặng hơn các trẻ khác cùng lứa tuổi 2,8 đến 4 lần.

Điều còn lại khi cơn bão đi qua

Vấn đề tâm lý

Không chỉ gây ra những vấn đề về thể chất, thiên tai còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần. Một nghiên cứu của Úc cho thấy, cứ 5 người sống sót qua thiên tai thì có 1 người bị tổn thương về mặt cảm xúc. Tình trạng căng thẳng, tuyệt vọng này có thể tồn tại nhiều tháng hoặc nhiều năm cùng với những vấn đề mà họ phải vật lộn như mất nhà cửa, hay tái định cư.

>> Xem thêm:Bão Kalmaegi tiến sâu vào đất liền và giảm cấp

Ảnh minh họa: Internet

Thùy Linh (tổng hợp)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!