Điều trị cho trẻ bị chấn thương tâm lý ra sao?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Với trẻ em, nếu như phải chứng kiến hay trải qua những việc khiến tâm lí bị sốc nặng, tổn thương thì việc điều trị là vô cùng khó khăn. Bởi tâm lí trẻ nhỏ thường rất yếu ớt, dễ bị tổn thương, cho nên, khi điều trị cho trẻ bị chấn thương tâm lí cũng cần phải hết sức cẩn thận.

Với trẻ em, nếu như phải chứng kiến hay trải qua những việc khiến tâm lí bị sốc nặng, tổn thương thì việc điều trị là vô cùng khó khăn. Bởi tâm lí trẻ nhỏ thường rất yếu ớt, dễ bị tổn thương, cho nên, khi điều trị cho trẻ bị chấn thương tâm lí cũng cần phải hết sức cẩn thận.

Biểu hiện giống như bị mất trí nhớ

Theo bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang, khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.Hồ Chí Minh, sau khi bị chấn thương tâm lí, bé có thể có thêm một số biểu hiện như bị mất trí nhớ (không thể nhớ được những gì đã xảy ra), cứ lặp đi lặp lại 1 câu nói hay hành động, không nói được bằng lời... Những biểu hiện này chứng tỏ là sự sợ hãi, lo âu của bé đã đẩy lên tột đỉnh, ngủ hay gặp ác mộng, không ngủ được... Những biểu hiện này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn, nhưng cũng có thể kéo dài đến hàng chục năm, nặng thì sẽ khiến tình trạng tự tử, bạo lực (đánh hoặc thậm chí là giết người), ám thị xã hội, rối loại lo âu xuất hiện. Trẻ em khi bị sang chấn tâm lí chính là những đứa trẻ đang bị mất an toàn, vì vậy, gia đình cần phải tạo một môi trường an toàn để bé yên tâm hơn. Đặc biệt, khi bé bắt đầu có biểu hiện của sang chấn tâm lí, hãy đưa bé đến gặp các bác sĩ tâm lí, điều trị ngay lập tức.

Điều trị cho trẻ bị chấn thương tâm lý ra sao?

Sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình lúc này rất là quan trọng, cha mẹ mà quá lo lắng chỉ khiến cho tình trạng bé nặng và nguy hiểm hơn mà thôi. Bé rất cần cha mẹ có thái độ luôn lắng nghe, tích cực, đồng hành cùng với, trở thành chỗ dựa yên ủi, ôm ấp vững chắc cho bé.

Làm thế nào khi trẻ bị chấn thương tâm lí?

Ám ảnh được thể hiện qua việc trẻ không ngủ được, hay bị hoảng loạn, khóc lóc trong khi ngủ, người toát nhiều mồ hôi, ngủ mơ thấy lại cảnh tượng đã xảy ra... Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ càng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, bằng mọi giá cần phải giúp trẻ ngủ được, bởi khi ngủ được thì khả năng hồi phục sức khỏe của trẻ sẽ tốt hơn rất nhiều. Nếu như việc điều trị tâm lý thực hiện sớm và thành công thì sự ảnh hưởng của chấn thương này về lâu dài sẽ được giảm dần. Bằng không thì sự việc đau lòng này sẽ cứ theo đuổi và ám ảnh với bé, khiến cho trẻ dù sau này đã trưởng thành, mỗi khi đọc báo hay thấy ở đâu đó những câu chuyện tương tự giống mình thì hình ảnh cũ lại tái hiện. Nếu không thoát ra được những ám ảnh kinh hoàng này, trẻ rất có nguy cơ sẽ bị trầm cảm và lúc đó, nguy cơ nguy hiểm nhất có thể xảy ra là tự sát vì trầm cảm cao, những bức bách tâm lý không được giải tỏa ra.

Đặc biệt, sự hỗ trợ của gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho trẻ thoát ra khỏi khủng hoảng. Bởi vậy, người thân không nên nhắc lại câu chuyện đau lòng mà trẻ đã trải qua, không nên khóc, đau buồn khi có mặt trẻ vì như vậy khiến cho trẻ rất khó quên đi chuyện cũ. Mọi sinh hoạt diễn ra trong gia đình phải cố gắng giữ được như bình thường. Nhất là ở nơi đã xảy ra sự cố khiến trẻ bị chấn thương tâm lí, nên sắp xếp, bố trí lại, thậm chí là sửa lại, thay đổi về màu sơn nhà để giúp trẻ có thể nhanh chóng quên đi chuyện đã xảy ra. Tốt nhất là chuyển đi đến một nơi khác, để bé không còn lưu lại bất cứ hình ảnh nào về chuyện đã xảy ra, nếu không bé sẽ bị ám ảnh suốt, khó dứt được, thời gian khủng hoảng sẽ kéo dài hơn và khó điều trị bệnh hơn.

Điều trị cho trẻ bị chấn thương tâm lý ra sao?

Sự hỗ trợ của gia đình rất quan trọng trong việc giúp trẻ thoát ra khỏi khủng hoảng.

Sau khi đã qua được giai đoạn khủng hoảng rồi thì hãy giúp trẻ hòa nhập lại với cộng đồng bằng việc đi học. Khi đi học, bé có thầy cô, bạn bè quan tâm, sẽ bớt đi được thời gian khiến bé phải nhớ lại chuyện cũ. Gia đình cũng nên để ý đến thái độ của trẻ khi đi học như thế nào, quá trình học tập như thế nào. Không nên để xảy ra tình trạng khiến bé có cảm giác người khác nhìn mình bằng một ánh mắt thương hại.

Tùy theo mỗi lứa tuổi của trẻ mà sẽ có những biện pháp điều trị chấn thương tâm lí khác nhau. Để hỗ trợ cho trẻ bị chấn thương tâm lí nói chung, thì cần phải có một liệu pháp tổng hợp từ các bác sĩ trị liệu, tâm lí kết hợp với sự hỗ trợ từ phía gia đình. Các liệu pháp tâm lí có thể bao gồm sự thư giãn, làm mềm cơ bắp, giảm bớt đi sự lo âu, căng thẳng. Liệu pháp cấu trúc lại nhận thức, cảm xúc để ứng phó với các rối loạn tâm lí, thay thế vào đó là niềm tin, ý nghĩ, mong muốn hợp lí hơn... Đối với liệu pháp nhóm, thì cần sự hỗ trợ lớn từ phía gia đình, lựa chọn một thời điểm phù hợp để chơi trò chơi, thảo luận hay trò chuyện với trẻ theo một chủ đề nào đó. Điều này sẽ giúp ha mẹ có thể ý thức được nguyên nhân, tragj thái rối loạn tâm lí ở trẻ, đồng thời, cần phải xây dựng lại các mối quan hệ yêu thương, đồng cảm với nhau trong gia đình.

Ý kiến của các chuyên gia khi điều trị cho trẻ bị chấn thương tâm lí

Theo ThS Ngô Minh Uy (tổng thư ký của Hội Khoa học tâm lý - giáo dục TP.HCM), khi điều trị cho trẻ bị chân thương tâm lí, cần phải:

Tôn trọng các phản ứng của trẻ

Sau khi gặp phải sự cố, có thể trẻ sẽ bị sang chấn tâm lý, do đó, cần có một người thân luôn túc trực ở bên cạnh nhằm can thiệp kịp thời nếu như trẻ có các biểu hiện bất thường. Đừng bắt buộc trẻ phải kể lại toàn bộ sự việc, trừ trường hợp mà trẻ muốn tự mình nói và kể về chuyện đó. Người thân cần hết sức tôn trọng các phản ứng của trẻ.

Mỗi một đứa trẻ sẽ có các phản ứng khác nhau trước những sự cố nghiêm trọng khác nhau xảy ra cho mình, các phản ứng như hoảng loạn hoặc sợ hãi trong lúc này là thường hay gặp nhất. Cho nên, khi trẻ có phản ứng như vậy, không nhất thiết là trẻ đang bị chấn thương tâm lý, hãy cân nhắc phương pháp can thiệp phù hợp với trẻ.

Theo ThS Lê Thị Mai Liên (giảng viên bộ môn tham vấn trị liệu tâm lý - khoa tâm lý học của trường ĐH Khoa Học Xã Hội &Nhân Văn TP.HCM) cho biết:

Cần giúp trẻ cảm thấy tin tưởng khi điều trị chấn thương tâm lí

Người thân của trẻ cần để trẻ có khoảng thời gian bình tĩnh, giúp cho trẻ có cảm giác tin tưởng để giãi bày hết những cảm xúc về sự việc đã trải qua. Đồng thời, người thân, gia đình cũng nên giải thích cho trẻ hiểu được tại sao trẻ lại bị như vậy, mọi người đã cố gắng để giúp đỡ trẻ ra sao...

Bên cạnh đó, người nhà cũng nên để ý, quan tâm nhiều hơn đến nhu càu của bé như cần được nghỉ ngời, chăm sóc kĩ hơn, tránh la mắng lớn tiếng hay đổ lỗi cho trẻ đã gây ra sự cố không mong muốn đó.

Hãy trở thành những ông bố, bà mẹ tâm lí, luôn bên cạnh lắng nghe, động viên, giúp đỡ để bé vượt qua những chấn thương tâm lí này.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!