Trong điều trị đông y hiện nay có hai loại thuốc chính thường được sử dụng cho bệnh nhân làthuốc nam và thuốc bắc. Mặc dù đều được bào chế từ các dược liệu và cây thuốc quý trong thiên nhiên, song ở mỗi loại thuốc lại có những đặc điểm nguồn gốc và nguyên liệu bào chế chuyên biệt.
Tổng quan về cách điều trị bằng Đông y
Khác với tây y, khám chữa bệnh dựa vào lý luận, giải phẫu và nghiên cứu, đông y tìm cách cân bắng sức khỏe cho con người dựa vào các thuyết ngũ hành, âm dương, coi cơ thể con người là một thể thống nhất không thể tách rời Đông y Việc chẩn đoán bệnh trong đông y dựa vào tứ chấn, tức là nhìn, ngửi, nghe, hỏi han, bắt mạch và sử dụng tay để kiểm tra sức khỏe.
Đông y được chỉ định để điều trị tận gốc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, các bệnh chuyển hóa, xương khớp, phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm thông qua các phương thuốc giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao thể trạng, duy trì sức khỏe ổn đinh, dẻo dai.
Các sản phẩm của đông y đều có nguồn gốc từ các dược liệu và cây cỏ trong thiên nhiên nên không để lại nhiều tác dụng phụ làm hại gan, thận và các nội tạng trong cơ thể. Khi sử dụng thuốc đông y, tỷ lệ tái phát bệnh thường thấp hơn so với các phương pháp khác.
Ngoài ra do sản phẩm được tinh chế từ các dược liệu thiên nhiên nên khi sử dụng, sức khỏe và hệ miễn dịch sẽ không bị suy giảm theo thời gian giống như sử dụng thuốc tây. Đặc biệt, không giống như thuốc tây uống nhiều sẽ bị nhờn thuốc, kháng thuốc, các sản phẩm từ đông y có thể sử dụng lâu dài mà không làm cơ thể sinh ra cơ chế kháng thuốc do thành phần chủ yếu là từ thảo dược lành tính trong thiên nhiên.
Trong đông y hiện nay có 2 loại thuốc chính thường được sử dụng cho bệnh nhân là thuốc bắc và thuốc nam. Mặc dù đều được bào chế từ các dược liệu và cây thuốc quý trong thiên nhiên, song ở mỗi loại thuốc lại có những đặc điểm nguồn gốc và nguyên liệu bào chế chuyên biệt.
Phân biệt thuốc nam và thuốc bắc
Thuốc bắc
Đúng như tên gọi của chúng, thuốc bắc là sản phẩm được chế biến theo các nguyên liệu và phương thức bào chế của người Phương Bắc ( Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên). Các loại nguyên liệu có thể là từ thân, củ, rễ, lá của các loại thực vật, phần thịt, xương, da, nội tạng, móng, sừng của các loại động vật hoặc là từ các nguồn nguyên liệu đặc biệt khác. Các loại thuốc bắc chúng ta thường biết đến là táo tàu, hạt í dĩ, bồ công anh, tam thất, nhân sâm, linh chi, thạch tín, băng phiến, cao thổ, nhung hươu, cao xương hồ, cao xương ngựa, cao khỉ, vi cá mập, cá ngựa, thậm chí là cả sừng tê giác...
Thuốc thường được chế biến dưới các hình thức như trữ tươi, phơi khô, cắt, nghiền, sấy, đun thành cao hoặc chế biến thành các viên hoàn. Tùy vào chỉ định của bác sĩ mà các vị thuốc bắc sẽ được dùng riêng rẽ hay kết hợp với nhau để đảm bảo hiệu quả điều trị. Ngoài ra phần lớn thuốc bắc thường được sắc lên, đun nóng với nước trong các bình gốm sứ, đất nung, chứ không sử dụng sống.
Để trị bệnh các loại thuốc bắc được phân chia thành các vị như chua, cay, mặn, ngọt, đắng với các tính nhiệt, hàn, lương, ôn, bình phù hợp với từng thể bệnh và biểu hiện của chúng trên cơ thể. Thuốc bắc thường chống chỉ định cho các bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc và không thể tự ý bốc thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, có liều lượng rõ ràng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho sức khỏe người bệnh.
Thuốc nam
Thuốc nam là các loại thuốc có nguồn gốc chủ yếu từ các cây cỏ, dược liệu thiên nhiên có sẵn ở Việt Nam. Các vị thuốc này thường được lấy ngay trong vườn nhà và thường trải qua một thời gian dài sử dụng trong dân sau đó được truyền lại cho các thế hệ sau.
Do thành phần thuốc nam chủ yếu là cây cỏ, dược liệu an toàn, lành tính trong thiên nhiên Việt Nam, hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm từ động vật nên thường không chế biến theo hình thức nấu cao, viên thành dạng hoàn mà thường chỉ để tươi hoặc nghiền nhỏ phơi khô để dùng.
Khi sử dụng thuốc nam, bệnh nhân có thể ăn sống như, nấu rau ăn kèm thức ăn hoặc sắc lên với lửa để lấy nước uống. Có thể kể tên một số loại thảo dược thường được dùng làm thuốc nam như rau dăm, cải cúc, kinh giới, hoa ngọc lan, rau muống, rau đắng, cà gai leo...
Không giống như thuốc bắc, thuốc nam thường lành tính và an toàn hơn cho sức khỏe con người, có thể sử dụng hàng ngày mà không lo gặp phải các tác dụng phụ hoặc biến chứng lên sức khỏe của con người.
Hướng dẫn cách sắc và uống thuốc Đông y
Và dù là thuốc nam hay thuốc bắc thì trong đông y, các bác sĩ cũng có những lưu ý nhất định khi sắc và uống thuốc dành cho người bệnh để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của phương thuốc sử dụng, tránh biến chứng và khả năng làm mất tác dụng thuốc.
Khi sắc thuốc đông y, tốt nhất người bệnh nên chọn ấm đất và ấm sành để sắc thuốc vì ấm đất lành tính, nóng lâu, giữa nhiệt tốt, đun với lửa nóng cũng sẽ không gây ra phản ứng hóa học làm mất tác dụng của thuốc như nồi nhôm, nồi sắt hay nồi inox. Hiện nay, bên cạnh ấm sắc bằng đất và sành, chúng ta cũng có thể lựa chọn ấm sắc tự động hoặc máy sắc thuốc đóng túi tự động tại các bệnh viện y học cổ truyền để tăng tính tiện lợi khi sử dụng mà vẫn đảm bảo thuốc được sắc đúng và đủ thời gian.
Trước khi sắc thuốc nên rửa qua thuốc với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và gột bỏ hoạt chất diêm sinh hay được sử dụng trong thuốc bắc để chống mối mọt. Loại nước sử dụng để đun thuốc cũng nên là nước tinh khiết được chưng cất kỹ càng để đảm bảo trong nước không có chứa tồn dư hóa chất có thể hại cho sức khỏe.
Nguyên tắc sắc thuốc đông y thường thấy là 3 chén nước sắc lấy 1 chén, đun thuốc với nhiệt lượng âm ỉ, không quá to trong một thời gian dài từ 60 đến 90 phút. Phần lớn các loại thuốc đông y đều phải sắc tối thiểu 3 lần để đảm bảo các hoạt chất trong thuốc ngấm vào trong nước. Ngoài ra các lần sắc sau nên cho ít nước hơn các lần sắc trước để thuốc đạt đủ độ cô đặc nhất định.
Cách sắc mỗi vị thuốc cũng có sự khác nhau để đảm bảo những tinh chất quý trong thuốc không mất đi trong quá trình sắc. Điển hình như đối với các vị thuốc như củ, rễ cây, khoáng vật, xương động vật thì thường phải sắc lâu nhiều giờ đồng hồ thì mới cho ra hết được chất thuốc.
Còn đối với các vị thuốc từ cỏ, hoa, lá và tinh dầu, dễ bay hơi, nên cho vào sau cùng để đảm bảo công dụng của thuốc. Ngoài ra đối với các loại dược liệu quý như nhung hươu, sừng tê giác, linh chi, sâm, thầy thuốc sẽ có chỉ định xắt nhỏ hoặc bào vụn để cho vào sau cùng với thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như tránh hao hụt trong quá trình sắc thuốc.
Khi sử dụng thuốc đông y, người bệnh thường được bác sĩ khuyên hạn chế sử dụng giá đỗ, rau cải và đậu xanh, vì những thực phẩm này thường làm át chế khả năng chữa bệnh của thuốc đông y.
Ngoài ra ở mỗi loại bệnh, bác sĩ cũng sẽ có chỉ định kiêng khem thực phẩm khác nhau, ví dụ như không nên ăn thịt lợn khi sử dụng ké đầu ngựa, kiêng tuyệt đối thịt chó khi trong thuốc có thành phần cát cánh, cam thảo và kiêng đồ tanh khi sử dụng hà thủ ô.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên tìm đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện y học cổ truyền uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và bốc thuốc theo liệu lượng và định mức cho phép, đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như tính an toàn của thuốc đông y tới sức khỏe.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!