Điều trị hiệu quả đau thắt lưng bằng Đông y

Y Học Cổ Truyền - 11/24/2024

Đau thắt lưng là triệu chứng ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời với các biểu hiện đau nhức, đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng, kèm theo có thể đau lan xuống mông và chân.

Đau thắt lưng là triệu chứng ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời với các biểu hiện đau nhức, đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng, kèm theo có thể đau lan xuống mông và chân.

Y học cổ truyền (YHCT) gọi chứng bệnh đau thắt lưng là yêu cước thống, chủ yếu do kinh lạc bị bế tắc làm khí huyết bị ứ trệ, kém lưu thông ở vùng thắt lưng, bất thông tắc thống làm người bệnh cảm giác tê mỏi khó chịu.

Đau thắt lưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt,...

Đau thắt lưng theo quan điểm của đông y

Theo YHCT thắt lưng là phủ của thận, thận chủ xương cốt, thận hư làm lưng gối đau mỏi, xương khớp vận động kém.

Đau thắt lưng thuộc phạm vi chứng tý của đông y, được liệt kê theo bệnh danh: Yêu thống

Theo đông y, Yêu thống chủ yếu do 2 nguyên nhân chính gây nên:

Ngoại nhân

Do người bệnh ở chỗ lạnh ẩm, hoặc dầm mưa, hoặc khi làm việc ra mồ hôi Do các ngoại tà phong, hàn, thấp xâm nhập vào kinh lạ,. Những nguyên nhân này làm cho kinh mạch bị trở ngại, khí huyết vận hành không thông thoát. làm bế tắc kinh lạc, khí huyết không lưu thông. Theoy học cổ truyền ''Bất thông tắc thống'' làm bệnh nhân cảm thấy đau mỏi vùng thắt lưng, hạn chế vận động.

Điều trị hiệu quả đau thắt lưng bằng Đông y

Bất nội ngoại nhân

Chấn thương, hoặc tư thế không thích hợp gây tổn thương và làm cơ co lại, làm cho khí huyết vận hành không thông sướng, khí trệ huyết ứ, mạch lạc bị tắc không thông làm huyết ứ không lưu thông, gây bế tắc kinh lạc gây đau.

Người tuổi cao, thiên quý suy, hoặc lao lực quá độ ở người lớn, người hư yếu vì bệnh lâu, người thường phải làm quá sức. Tất cả đều có thể làm cho thận tinh suy không nuôi tốt kinh mạch gây nên khí huyết không được lưu thông, dẫn đến đau.

Điều trị đau thắt lưng như thế nào?

Điều trị theo nguyên nhân kết hợp điều trị thuốc đông tây y và các biện pháp phục hồi chức năng, luyện tập, thay đổi lối sống tránh những động tác xấu, sai tư thế ảnh hưởng đến cột sống nhằm bảo vệ cột sống thắt lưng.

Đối với một số trường hợp mới mắc bệnh do lạnh hay do sai tư thế với mức độ đau nhẹ, có thể áp dụng phương pháp theo kinh nghiệm dân gian: Lấy lá ngải cứu bánh tẻ sao với muối hạt cho thêm ít rượu hoặc gừng đến khi nóng lên, cho vào tấm vải mỏng rồi chườm lên vùng thắt lưng đau mỏi. Thực hiện như vậy hàng ngày, mỗi ngày 30 phút, giúp cho kinh lạc được lưu thông, thư giãn cân cơ góp phần điều trị đau thắt lưng.

Điều trị bằng tây y chủ yếu dùng thuốc giảm đau, giãn cơ hoặc dùng thêm Glucathion trong các trường hợp thoái hóa lâu ngày nhằm hỗ trợ.

Đông y chiếm ưu thế hơn trong việc điều trị đau thắt lưng cả về tính hiệu quả và an toàn. Bao gồm phương pháp điều trị không dùng thuốc: Châm cứu theo phác đồ (có thể sử dụng điện châm hoặc ôn châm), xoa bóp bấm huyệt, chiếu đèn hồng ngoại, cấy chỉ để thông kinh lạc tại chỗ.

Ngoài các phương pháp Châm cứu, xoa bóp,... thì việc dùng thuốc đông ychiếm vai trò lớn hơn trong việc điều trị, nếu như chỉ chú ý đến việc thông kinh lạc mà can thận không được bồi bổ, ngoại tà chưa được trừ thì bệnh vẫn không dứt được. Dùng các vị thuốc đông y chủ yếu để bổ thận, khu phong tán hàn, trừ thấp, hành khí hoạt huyết để thông kinh, hoạt lạc, và nâng cao thể trạng, chính khí của người bệnh.

Điều trị hiệu quả đau thắt lưng bằng Đông y

Các vị thuốc của đông y thường được dùng trong đau thắt lưng cũng như các bệnh cơ xương khớp khác gồm có:

  • Thổ phục linh: được coi là vị thuốc nam có tác dụng trừ phong thấp, thông kinh lạc hàng đầu. Nhiều người ví thổ phục linh giống như corticoid trong đông y vì có tác dụng giảm đau mạnh.
  • Thương truật:được coi là một trong những vị thuốc quý trong điều trị các bệnh xương khớp bằng đông y, có tác dụng trừ phong thấp mạnh, trừ thấp kiện tỳ. Vừa làm giảm những triệu chứng khó chịu của xương khớp do thấp gây ra, vừa nâng cao chức năng đường tiêu hóa cũng như thể trạng của người bệnh.
  • Đỗ trọng:Nhắc đến đỗ trọng là người ta nghĩ ngay đến vị thuốc bổ thận, mạnh xương cốt hàng đầu của y học cổ truyền.
  • Quế chi: Ngoài tác dụng dẫn thuốc đến kinh mạch bị bệnh, giảm các triệu chứng tê bì, khó chịu, quế chi còn có tác dụng phát tán phong hàn mạnh, đẩy hàn tà ra ngoài, lập lại sự lưu thông của kinh lạc.
  • Ngưu tất:Một trong những vị thuốc đầu tay có tác dụng hoạt huyết mạnh, đặc biệt tốt trong những trường hợp đau mỏi nửa người dưới.
  • Đương quy:Vừa bổ huyết, vừa bổ can huyết. Can chủ cân, nên đương quy không chỉ giúp cho cân xương chắc khỏe, mà còn giúp khí huyết trong kinh mạch dồi dào, lưu thông tốt hơn.

Tuy nhiên, để tăng hiệu quả điều trị, các bác sỹ thường sử dụng các vị thuốc trên trong cùng bài thuốc, nhưng không phải ai cũng đưa ra bài thuốc tốt phù hợp với bệnh. Việc kê thuốc đông y hoặc gia giảm các vị thuốc trong một bài để làm sao đạt được kết quả tốt nhất thì phải tùy vào kinh nghiệm của các thầy thuốc giỏi.

Khi bị đau thắt lưng nhiều, người bệnh nên đến khám để loại trừ các nguyên nhân cấp tính và các bệnh nguy hiểm khác, bên cạnh đó bác sỹ sẽ khám lâm sàng, xem mạch chi tiết để đưa ra chẩn đoán thể bệnh, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp nhất với từng người.

Bài viết được bác sĩ Đông y bảo trợ chuyên môn

Huệ Phạm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!