Thường người ta nghĩ rằng trầm cảm là một dạng tâm lý lo lắng vì thế chỉ cần điều trị bằng tâm lý và khiến người bệnh thoải mái là bệnh sẽ khỏi. Thực tế điều này hoàn toàn là sai lầm, người bị trầm cảm không thể tự phục hồi nếu chỉ nhờ biện pháp tâm lý mà trầm cảm là một dạng bệnh lý cần được điều trị bằng cả tâm lý và thuốc. Vậy thì cách điều trị trầm cảm sau sinh cụ thể như thế nào?. Câu trả lời ở ngay dưới đây.
1. Hỗ trợ điều trị trầm cảm sau sinh từ người thân trong gia đình
- Khi bạn bè và gia đình chắc chắn rằng người mẹ đang bị trầm cảm đang được bác sĩ chỉ định điều trị mà đơn thuốc không thích hợp thì phải động viên bệnh nhân trở lại bác sĩ và yêu cầu các bác sĩ thay đổi đơn thuốc cho họ.
- Gia đình cũng nên hiểu rằng bệnh chỉ đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của họ có thể sẽ giúp cho người bệnh phục hồi nhanh chóng.
- Đừng quên rằng người bệnh đang không được khỏe và đừng quấy rầy. Hãy cố gắng đối xử với người bệnh như một căn bệnh bình thường, không nên xa lánh nhưng cũng đừng quá hỏi han khiến họ thêm tự ti và hoảng sợ.
- Khi người bệnh cảm thấy không được khỏe thì hãy để họ được nghỉ ngơi nhiều hơn, còn khi khỏe thì khuyến khích người bệnh có thể làm bất cứ việc gì mà người bệnh thích.
- Hãy nhớ rằng trầm cảm không phải là một dấu hiệu của bệnh mà là một dạng bệnh lý vì thế hãy để ý đến họ nhiều hơn. Thường thì một người mẹ bị trầm cảm sẽ không thích sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp thời gian và nhân lực để lúc nào cũng có 1 người mà người bệnh tin tưởng ở bên cạnh chăm sóc trẻ và trò chuyện cùng họ để họ cảm thấy được quan tâm, yêu thương và giúp đỡ, tình trạng bệnh sẽ được đẩy lùi nhanh hơn.
2. Điều trị trầm cảm sau sinh bằng thuốc
- Khi đến gặp bác sĩ, người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân hãy cố gắng báo một cách đầy đủ nhất với bác sĩ các triệu chứng gây khó chịu mà bạn cho là dấu hiệu của trầm cảm, điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn.
- Thuốc được kê toa thông thường hoặc là các dạng thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Nhiều phụ nữ sẽ nhận thấy rằng thuốc an thần không hiệu quả với họ và quay trở lại bác sĩ yêu cầu đổi thuốc ngay lập tức. Hãy tin tưởng bác sĩ và theo dõi tiến triển của bản thân trước khi yêu cầu đổi thuốc để tránh làm rối loạn tình hình.
- Nếu như dùng thuốc làm người bệnh cảm thấy khó chịu hơn thì lúc này nên đến bác sĩ đổi thuốc, nếu như người bệnh đã dùng thuốc trong vài tuần mà không hiệu quả thì cũng nên đến bác sĩ thay đổi thuốc khác mạnh hơn hoặc là nói với bác sĩ để được tăng liều.
- Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng hơn là người bệnh cần phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, bổ sung thêm các loại vitamin như vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp để nâng cao sức khỏe.
- Nếu thuốc thích hợp với người bệnh và dấu hiệu trầm cảm giảm dần khi dùng thuốc thì đừng nên rút ngắn thời gian điều trị lại bởi vì trầm cảm cần có thời gian điều trị kéo dài để được phục hồi hoàn toàn. Nếu như sau khi ngưng thuốc mà các triệu chứng bệnh lại tái phát thì người bệnh không nên thất vọng mà nên đến bác sĩ tư vấn thêm. Thông thường các bác sĩ tiếp tục điều trị với thuốc trước đó. Sau đó nếu như có hiệu quả thì giảm liều dần để dự phòng việc bệnh tái phát lại lần nữa.
3. Tư vấn từ chuyên gia tâm lý nhằm điều trị trầm cảm sau sinh
- Trong trường hợp người bệnh bị trầm cảm thì các chuyên gia tư vấn có thể giúp ích rất nhiều trong việc làm giảm triệu chứng căng thẳng, stress, buồn chán hoặc các triệu chứng nặng hơn là hoảng sợ, hoang tưởng...
- Nếu như người bệnh mắc trầm cảm nhẹ thì việc tư vấn tâm lý đơn thuần có thể giúp người bệnh vượt qua được căn bệnh này nhưng nếu như trầm cảm nặng có điều trị thuốc thì việc tư vấn cũng có thể giúp ích cho bệnh nhân và giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh hơn.
- Bạn có thể tìm đến bác sĩ tâm lý và thực hiện các buổi tham vấn mỗi tuần 1 lần hoặc hơn tùy theo tình trạng bệnh của mình.
Trầm cảm sau sinh - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng bệnh
Vượt qua trầm cảm khi mang thai dễ dàng nhờ những việc sau
Thời gian sau sinh không lâu mẹ cần lưu ý những gì?
Tại sao phụ nữ lại bị trầm cảm sau khi sinh con?
Vì sao phụ nữ trầm cảm sau sinh có thể giết con?
4. Vai trò của bản thân người bệnh trong điều trị trầm cảm sau sinh
- Ngoài việc dùng thuốc, điều trị tâm lý thì điều quan trọng nhất mà người bị trầm cảm sau sinh cần nhớ là luôn phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn cần có sự kiên nhẫn và nhận thức được rằng tất cả mọi người đều đang cố gắng và bản thân bạn cũng vậy.
- Bạn phải biết rằng các triệu chứng đau và nhức sẽ xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh, và điều đó không phải là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Bởi có nhiều phụ nữ nghĩ rằng mình bị nhức đầu do u não, đau ngực do bị bệnh tim, điều này làm cho cảm giác lo lắng lên đến cực độ và làm cho bệnh trầm cảm nặng nề hơn. Hãy nhận thức đúng vấn đề khi bạn có thể là khắc phục nó.
- Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh thức khuya và hãy nhờ người khác cho con bú. Đừng quên việc ăn uống đầy đủ vì nếu như bị hạ đường huyết tình trạng trầm cảm sẽ càng nặng nề. Bạn cũng nên ăn nhiều trái cây và rau quả khi cảm thấy đói và uống viên đa sinh tố mỗi ngày để bồi bổ cơ thể tốt hơn.
- Đừng ép bản thân làm những điều mà mình không thích hoặc những điều gây khó chịu. Hãy bình tĩnh và lắng nghe xem bạn muốn gì và nói cho người thân của mình biết điều đó để tránh làm mâu thuẫn cao hơn gây stress.
Trên đây là cách điều trị trầm cảm sau sinhcụ thể nhất dành cho phụ nữ mắc chứng bệnh này, hi vọng qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã có thêm kiến thức cho mình từ đó hiểu hơn về loại bệnh lý này cũng như cách điều trị của nó để giúp đẩy nhanh quá trình điều trị trầm cảm cho bản thân hoặc người thân của mình.>>> Xem thêm: Mẹ đã biết cách phòng tránh trầm cảm sau sinh cho mình chưa?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!