Điều trị viêm gan E như thế nào?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Viêm gan E là một bệnh lây lan qua thức ăn, nước uống và có liên quan mật thiết với môi trường sống xung quanh chúng ta, đặc biệt dễ phát tán là mùa mưa lũ. Bệnh dễ dàng trở thành ác tính, có tỉ lệ tử vong khoảng 0,5-4%. Vậy căn bệnh ngay sẽ được điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu về việc điều trị viêm gan E tại bài viết này nhé.

Viêm gan E là một bệnh lây lan qua thức ăn, nước uống và có liên quan mật thiết với môi trường sống xung quanh chúng ta, đặc biệt dễ phát tán là mùa mưa lũ. Bệnh dễ dàng trở thành ác tính, có tỉ lệ tử vong khoảng 0,5-4%. Vậy căn bệnh ngay sẽ được điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu về việc điều trị viêm gan E tại bài viết này nhé.

Điều trị viêm gan E như thế nào?

Viêm gan E là gì?

Viêm gan E là một loại bệnh truyền nhiễm do Hepatitis E Virus (HEV) gây ra. Virus viêm gan E được tìm thấy vào năm 1955 trong một đợt đại dịch xảy ra tại New Delhi, Ấn Độ. Cho đến nay, bệnh đã lan truyền sang hầu hết các nước trên thế giới, nhưng tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là ở các nước vùng nhiệt đới, đặc biệt ở những nước chậm phát triển có vệ sinh môi trường kém, mưa lũ thường xuyên xảy ra. Lý do là virus viêm gan E có trong phân, rác, nước thải khi mưa lũ về làm tràn ngập các vùng đất bẩn có chứa các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virus viêm gan A, E. Virus viêm gan E được đưa đến nhiều vùng dọc theo triền sông. Từ nước, virus bám vào thức ăn như rau, thực phẩm, hoặc từ nguồn nước sinh hoạt nếu dùng nước sông, ao hồ để sử dụng, nấu nướng. Khi ăn, uống phải loại thức ăn, nước uống có mầm bệnh, sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan

Điều trị viêm gan E như thế nào?

Viêm gan E lây qua đường nào?

Virus viêm gan E không lây qua đường máu, tình dục và mẹ truyền sang con, bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (giống viêm gan A). Lý do, virus HEV có trong phân, rác, nước thải, khi mưa lũ về virus bám vào thực phẩm, nước uống. Khi chúng ta ăn phải những thức ăn, nước uống đó sẽ bị nhiễm bệnh.

Một người bình thường khỏe mạnh, nếu tay tiếp xúc với phân của người bị nhiễm bệnh nhưng không được vệ sinh kĩ , sau đó dùng tay lấy thức ăn sẽ bị lây nhiễm virus hoặc uống nước chưa được đun chín, nấu sôi chứa HEV, ăn phải thịt chưa được nấu chín của những con vật nhiễm virus viêm gan E cũng sẽ mắc bệnh.

Siêu âm gan sẽ phát hiện được những thay đổi ở gan (như kích thước, đường mật trong gan...). Nếu so với bệnh viêm gan A, bệnh viêm gan E khó lây hơn nhiều. người ta ghi nhận rằng nhiều trường hợp người thân sống chung với bệnh nhân viêm gan A cấp tính sẽ bị lây bệnh trong một thời gian ngắn. Ðối với bệnh viêm gan E, chỉ một số người rất ít, khoảng 0.7% đến 2.2%, mới có thể bị lây bệnh khi chung sống với bệnh nhân viêm gan E mà thôi. Người ta cho rằng vi khuẩn viêm gan E dễ bị tiêu hủy bởi thiên nhiên. Hơn nữa, để lây bệnh viêm gan E, bệnh nhân cần phải nuốt một số vi khuẩn viêm gan E nhiều hơn nếu so với trường hợp của bệnh viêm gan A. Bệnh đôi khi lây qua máu và rất hiếm khi qua vấn đề sinh lý.

Triệu chứng của bệnh viêm gan E

Triệu trứng của viêm gan E khá giống với các bệnh gan do virus A, B, C, D.

Thời gian ủ bệnh khá dài, từ vài tuần đến vài tháng sau khi virus xâm nhập vào cơ thể.

Thời kỳ khởi phát: Bệnh nhân sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi toàn thân làm cho người bệnh dễ nhầm tưởng là cảm cúm.

Thời kỳ toàn phát: vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu hoặc trắng như phân cò. Sau đó xuất hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng lâm râm, buồn nôn, chán ăn, có thể bị tiêu chảy.

Trong giai đoạn khởi đầu và toàn phát, men gan thường tăng cao, sắc tố mật trong máu cũng tăng cao, đặc biệt là thời kỳ có vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm, phân bạc màu.

Điều trị viêm gan E như thế nào?

Điều trị viêm gan E

Cũng giống như bệnh viêm gan A, B, C, D, tỷ lệ bệnh nhân viêm gan E tự khỏi không cần chữa trị bất kỳ một loại thuốc nào là khoảng 90%. Tuy chúng ta không cần quá lo lắng về cách điều trị viêm gan E, tuy nhiên cũng có những trường hợp cần lưu ý như sau: Những trường hợp không tự khỏi (do xét nghiệm chức năng, siêu âm và sinh thiết gan... mà biết), cần nghỉ ngơi tuyệt đối, không được uống rượu, bia. Cần đặc biệt lưu ý điều này để việc điều trọ viêm gan E hiệu quả.

Cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào để điều trị viêm gan E, tiêu diệt mầm bệnh viêm gan. Về Tây y đã có một số thuốc nhằm ức chế sự phát triển virus viêm gan và kích thích cơ thể sinh kháng thể để chống lại virus. Tuy vậy, trước khi dùng các loại thuốc này người bệnh nhất thiết phải được khám bệnh và chẩn đoán của thầy thuốc để có chỉ định dùng thuốc đúng.

Phòng ngừa viêm gan E như thế nào?

Giống như viêm gan C và D, bệnh viêm gan E cho tới nay vẫn chưa có vacxin phòng ngừa. Nhưng vì bệnh liên quan mật thiết đến vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, nên công tác dự phòng đến từ chính ý thức chăm sóc sức khỏe lá gan và những thói quen ăn uống hàng ngày của bạn.

Kiểm soát tế bào Kupffer giúp bảo vệ gan trước virus viêm gan E

Trước vấn nạn thực phẩm bẩn, ô nhiễm nguồn nước như hiện nay, gan đứng trước nguy cơ quá tải, giảm sức đề kháng, giảm khả năng thanh thải virus, vi khuẩn, khiến cho tế bào Kupffer hoạt động quá mức, làm gan suy yếu, giảm khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của virus viêm gan E. Do đó, kiểm soát tế bào Kupffer không hoạt động quá mức là phương pháp bảo vệ gan tối ưu, giảm nguy cơ viêm gan E, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Thay đổi thói quen ăn uống

Để hạn chế phần nào virus viêm gan E có trong các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, bạn nên tránh việc ăn ngoài, uống trà đá vỉa hè; không nên rửa rau, thực phẩm, chén bát, xoong nồi ở các sông suối, ao hồ không hợp vệ sinh. Tuyệt đối không nên ăn nhiều rau sống, trái cây chưa gọt vỏ, uống nước chưa đun sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn... Đồng thời, duy trì những thói quen tốt như không thức khuya, uống bia rượu chừng mực, tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề giúp cơ thể chống lại bệnh viêm gan E.

Xét nghiệm xác định virus viêm gan E tại Xander

Nếu nghi ngờ mình đã nhiễm virus viêm gan, việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan là rất cần thiết, có thể bạn thực hiện theo định kì 6 tháng/lần hoặc khi cơ thể thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, đau gan, da đổi màu,... thì phải xét nghiệm kiểm tra viêm gan ngay.

Hiện Xander có cung cấp 2 loại xét nghiệm là HEV IgG (ELISA) và HEV IgG (ELISA) tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan E.

Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander

  • Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà NộiBệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Điều trị viêm gan E như thế nào?

Cách tính tổng chi phí xét nghiệm

Giá xét nghiệmHEV IgG (ELISA):403.000 đồng

Giá xét nghiệmHEV IgM (ELISA):311.000 đồng

Tổng: 713.000 đồng

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 /0899190199 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai - Chủ nhật: 6h00: 20h30

Xem thêm:

  • Xét nghiệm viêm gan siêu vi E
  • Bệnh viêm gan siêu vi E là bệnh gì?

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!