Dòi biến đổi gen có thể chữa lành vết thương

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Nhóm nghiên cứu của ĐH Mỹ và ĐH Newzealand đã thí nghiệm thành công việc sử dụng dòi biến đổi gien để chữa lành vết thương.

Theo trang Medical News Today đưa tin, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học bang North Carolina (Mỹ) và Đại học Massey (New Zealand) đã nghiên cứu việc sử dụng dòi biến đổi gen để chữa lành vết thương, đặc biệt là đối với những trường hợp lâu lành như vết loét ở chân bệnh nhân đái tháo đường.

Kỹ thuật này được gọi là liệu pháp chữa trị theo hướng mở (MDT), đã được công nhận bởi tổ chức FDA vào năm 2004, tuy nhiên trước đó chưa có thí nghiệm lâm sàng nào cho thấy rõ quá trình chữa lành vết thương qua MDT.

Trong công trình mới được công bố mới đây trên bản tin điện tử của tạp chí BMC Biotechnology, nhóm nghiên cứu của ĐH Mỹ và ĐH Newzealand đã thí nghiệm thành công việc sử dụng dòi biến đổi gien để chữa lành vết thương.

Dòi biến đổi gen có thể chữa lành vết thương

Tương lai sẽ có phương pháp chữa trị vết thương với chi phí thấp (Ảnh minh họa: Internet)

Loài dòi được tiến hành nghiên cứu là ấu trùng của ruồi xanh (Lucilia sericata). Các nhà khoa học tiến hành biến đổi gen của chúng để chúng tiết ra chất nhân tố sinh trưởng được gọi là PDGF-BB, là một loại protein thúc đẩy quá trình phục hồi ở tế bào.

Theo đó, loại ấu trùng này có thể rửa sạch vết thương, loại bỏ các mô chết và tiết ra các yếu tố chống vi khuẩn.

Để ấu trùng ruồi xanh tiết ra PDGF-BB, các nhà khoa học đã đã tích hợp một bộ phận kích hoạt nhiệt, gây sốc nhiệt cho ấu trùng với nhiệt độ khoảng 37 độ C. Tuy nhiên, chất PDGF-BB tiết ra vẫn còn rất hạn chế.

Để cải thiện hàm lượng PDGF-BB trong cơ thể ấu trùng ruồi nhặng xanh, các nhà khoa học đã sử dụng các kỹ thuật như gia nhiệt và giảm kháng sinh tetracycline khi nuôi dưỡng dòi, giúp nhận thấy mức độ PDGF-BB trong dòi.

Cụ thể là, nuôi chúng bằng thực phẩm không chứa chất kháng sinh tetracycline. Kết quả làm tăng đáng kể hàm lượng PDGF-BB trong cơ thể loài ấu trùng này.

Theo Max Scott, giáo sư côn trùng học tại NCSU, nếu nghiên cứu này thành công, trong tương lai nhân loại sẽ có một phương pháp chữa trị vết thương với chi phí thấp và hiệu quả.

Đặc biệt, nhiều bệnh nhân có thể được tiếp cận với phương pháp này, nhất là những bệnh nhân bị tiểu đường sống ở các quốc gia nghèo, ít có điều kiện tiếp cận với những phương pháp điều trị tốn kém.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!