Chọn kem chống nắng phù hợp với da
- Chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF vừa đủ, mức độ an toàn là từ SPF 15 đến 20. Tuy nhiên khi đi biển thì nên sử dụng loại kem chống nắng SPF từ 20 đến 30.
- Đối với da dầu: Đặc điểm của loại da này là thừa dầu nhưng thiếu nước nên chọn loại kem có nước hoặc dạng gel.
- Đối với da hỗn hợp: Chọn những loại kem có thành phần protein chiết xuất từ yến mạch sẽ giúp bảo vệ da bạn đồng thời giữa ẩm.
Kem chống nắng chỉ dùng trong một mùa
Thường hạn sử dụng của kem chống nắng khi đi biển thường khoảng 6 tháng đến 1 năm sau khi mở nắp. Vì vậy, sau 1 năm tốt nhất là bạn nên 'thanh lý' kem và mua lọ khác để tránh trường hợp bị để lâu và gây kích ứng cho da.
Thật thiếu sót với mùa hè nếu bạn không đi biển nghỉ mát (Ảnh minh họa: Internet)
Bôi lượng kem vừa đủ
Nếu bôi không đủ lượng thì thời gian chống nắng ngắn và hiệu quả chống nắng của kem kém đi.
Không ra ngoài ngay sau khi bôi kem
Hãy bôi kem chống nắng trước khi ra biển 20 đến 30 phút để da có thể hấp thụ hoàn toàn sản phẩm.
Nên dùng thường xuyên
Khi bạn xuống nước hoặc ra biển, kem chống nắng sẽ bị trôi đi một phần nào đó. Vì vậy, nếu ra biển lâu thì nên 2 tiếng/lần bôi kem lại để phát huy tối đa hiệu quả của kem chống nắng (tốt nhất là nên xem hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm).
Xoa đều khắp cơ thể
Nếu diện bikini ra biển, không nên chỉ tập trung bôi kem chống nắng ở vùng mặt, tay hoặc chân mà những vùng cổ, gáy cổ, ngực… cũng cần được bảo vệ. Nhưng nên tránh bôi kem ở những vùng da dễ bị kích ứng như mắt, miệng…
Nhưng nếu không bảo vệ làn da cẩn thận bạn sẽ hối hận sau chuyến đi (Ảnh minh họa: Internet)
Tắm lại với nước sạch sau khi xuống biển
Các loại sữa tắm, dầu gội dịu nhẹ có tác dụng tăng cường chất dưỡng ẩm, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của nước biển lên da.
Dùng kem chống nắng cho trẻ nhỏ
Nếu gia đình có trẻ nhỏ đi cùng, không nên lấy kem chống nắng của người lớn để bôi để bôi cho trẻ. Bởi da của trẻ mỏng và yếu, dễ bị kích ứng nếu sử dụng sản phẩm không phù hợp.
Một số điều cần lưu ý
- Hạn chế vận động thể lực: Đi biển nhiều người thường hay chạy nhảy, chơi thể thao trên cát… Những môn thể thao này chỉ làm bạn ra nhiều mồ hôi, khiến kem chống nắng sẽ bị trôi nhanh.
- Hạn chế tấy tể bào chết trước khi đi biển: Lớp tế bào chết này nếu bị tẩy đi sẽ không bảo vệ được ánh nắng và gió biển. Vì vậy, tốt nhất là không nên tẩy tế bào chết trước và sau khi đi biển khoảng 1 đến 2 tuần.
- Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời:Dù đã bôi kem chống nắng nhưng bạn vẫn nên đội mũ (hoặc áo chống nắng) khi đi dạo biển, ngồi trong bóng mát (ở trên biển).
- Hạn chế ra ngoài trời nắng lúc không cần thiết:Khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều là nắng gay gắt nhất. Tốt nhất lúc này bạn nên ở trong phòng để không bị bắt nắng.
Hạn chế sử dụng với da nhạy cảm:Những loại da nhạy cảm với các loại thuốc bôi, kem chống nắng nên kiểm tra bằng cách bôi lên mu bàn tay, nếu có dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa… thì nên dừng ngay.
Thùy Chi
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!