Trong phạm vi bài viết, chỉ đề cập đến liệu pháp dùng tế bào gốc để chữa trị bệnh viêm khớp và tổn thương sụn khớp, đây là bệnh khá phổ biến hiện nay.
Dùng liệu pháp tế bào gốc trong điều trị
Cơ thể con người được cấu tạo bởi nhiều loại tế bào khác nhau để hình thành các cơ quan như tế bào gan, tế bào da, tế bào lách... nhưng tất cả các loại tế bào này đều được tạo ra từ một dòng tế bào chung mà các nhà khoa học gọi là tế bào gốc hay tế bào mầm.
Các nhà khoa học cũng đã phân tế bào gốc theo nguồn gốc được phân lập như tế bào gốc phôi và tế bào gốc mầm phôi, tế bào gốc thai nhi, tế bào gốc ở người trưởng thành.
Theo các nhà khoa học, chính nhờ khả năng phân chia tế bào để tạo ra các tế bào mới mà y học đã phát triển và ứng dụng liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc để sửa chữa hay tạo mới các phần của cơ thể bị hư hỏng. Từ đây, liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc thực tế đã mang lại kết quả tốt trong chữa trị một số bệnh lý như sa sút trí tuệ, thoái hóa hệ thần kinh trung ương, chấn thương tủy sống...
Một trong những liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc hiệu quả và được ứng dụng khá phổ biến trên thế giới là ghép tủy xương để điều trị ung thư máu, đồng thời cũng thực hiện khá thành công trong điều trị các bệnh lý về nhãn khoa như bệnh về giác mạc, tổn thương tế bào cảm nhận ánh sáng...; ngoài ra liệu pháp này còn có thể có tác dụng hỗ trợ, tăng cường hệ miễn dịch ở những bệnh nhân HIV/AIDS.
Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây để điều trị các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim... bằng sử dụng tế bào gốc ở trên động vật thí nghiệm và trên người bước đầu cũng đã cho thấy kết quả đáng được ghi nhận; các nhà khoa học cũng đang nỗ lực nghiên cứu việc sử dụng liệu pháp tế bào gốc để tái tạo những tế bào bêta tiết nội tiết tố insulin nhằm điều trị bệnh lý tiểu đường có hiệu quả.
Mặc dù hiện nay liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc đã mang lại hiệu quả tốt trong việc chữa trị một số bệnh lý nhưng chưa thể hoàn toàn khẳng định chúng có khả năng giải quyết tất cả các loại bệnh lý của cơ thể con người khi trên thực tế có thể gặp một số trở ngại về mặt khoa học kỹ thuật, xã hội, luật pháp, tâm linh và tôn giáo...
Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tiếp tục nghiên cứu liệu pháp tế bào gốc dùng để chữa trị một số bệnh thường gặp vì mục đích sức khỏe của con người với giá trị đích thực của tế bào gốc trong y học.
Trên thực tế, những ứng dụng mới của liệu pháp tế bào gốc để chữa trị một số bệnh lý chỉ mới có kết quả trên nghiên cứu thực nghiệm ở động vật thử nghiệm và chưa có cơ sở chắc chắn là sẽ có hiệu quả tốt trên cơ thể con người nhưng vẫn hy vọng trong một ngày gần nhất với sự phát triển của nền y học hiện đại, giải pháp y khoa sử dụng tế bào gốc để điều trị tất cả các loại bệnh lý của con người sẽ có khả năng đạt được, trong đó có một số bệnh lý mà y học hiện nay không thể giải quyết và chữa trị thành công.
Năm 1931 Giáo sư Paul Niehans là người đầu tiên đưa ra liệu pháp tế bào trong điều trị và được xem là một sự khám phá mới xác định sự tiến bộ của y học tái tạo thông qua liệu pháp tế bào. Từ đó, sau hơn 88 năm ứng dụng liệu pháp đã đạt được những thành tựu đáng kể, đồng thời cũng đòi hỏi sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, tính hợp pháp để kỹ thuật tiếp tục phát triển và áp dụng rộng rãi trong y học hiện nay.
Liệu pháp tế bào gốc là phương pháp điều trị sinh học thuần túy được sử dụng để điều trị các bệnh thoái hóa khác nhau do tế bào chết sớm, bị hư hỏng với mục đích là đưa vào cơ thể các tế bào non trẻ để có thể tạo ra các loại tế bào mới, mô mới nhằm bổ sung hoặc thay thế cho các tế bào đang thoái hóa dần chức năng.
Sử dụng tế bào gốc để chữa trị viêm khớp và tổn thương sụn khớp
Hiện nay viêm khớp và tổn thương sụn khớp là bệnh xảy ra khá phổ biến trong cộng đồng ngay cả đối với những người còn trẻ, do đó việc sử dụng tế bào gốc để chữa trị được đặt ra và đây là một lựa chọn khả thi với sự tiến bộ của khoa học.
Thực tế hàng ngày tất cả mọi người đang cố gắng chống chọi lại với thời gian, sự già nua, lão hóa và bệnh tật; trong đó các hoạt động đi đứng sinh hoạt hàng ngày muốn được khỏe mạnh, không bị đau đớn do bệnh viêm khớp và tổn thương sụn khớp.
Nhiều người đã có các hoạt động liên quan đến vận động xương khớp quá sức cho đến giai đoạn cuối của cuộc đời, vận động viên chạy marathon hoặc đi bộ trên sân gôn nhưng người có bệnh lý về khớp, không thể thực hiện; cũng có nhiều vận động viên trẻ và trung niên bị tổn thương khớp sẽ bị ảnh hưởng lâu dài do tổn thương này với khả năng hoạt động bị hạn chế sau đó...
Tế bào gốc
Với vấn đề được đặt ra, các nhà khoa học cho rằng sụn khớp có vai trò rất quan trọng, khi sụn khớp bị tổn thương sẽ làm hạn chế khả năng chữa lành hoặc tái tạo lại bình thường, sẽ mất nhiều thời gian chữa trị và kéo dài tình trạng bệnh lý. Do đó nếu dùng phương pháp kích thích để chữa lành lớp sụn hoặc để tạo nên một lớp đệm sụn mới cho khớp bằng liệu pháp tế bào gốc có thể sẽ làm đảo ngược quá trình của một khớp bị lão hóa hoặc bị hư hỏng.
Sụn là một loại mô liên kết trong cơ thể nằm ở khớp xương, có thể có một vài loại sụn nhưng hầu hết được đề cập đến nhiều nhất là lớp mô sụn lót làm trơn khớp được gọi là sụn khớp hoặc hyalin.Loại sụn này tạo thành một lớp đệm mịn ở các đầu xương của ổ khớp. Mô tế bào sụn này rất dẻo dai, có khả năng nén lại và hấp thu năng lượng; chúng làm cho đầu xương trơn tru, có khả năng trượt nhẹ và cho phép khớp xương lướt đi dễ dàng với một phạm vi chuyển động rộng.
Khi sụn khớp bị tổn thương, lớp đệm mịn này có thể bị mòn đi.Trường hợp bị chấn thương, với một áp lực mạnh và đột ngột có thể làm cho sụn bị vỡ hoặc hư hại, làm lộ lớp xương ở bên dưới.
Trường hợp viêm xương khớp còn gọi là thoái hóa khớp hay viêm khớp do hao mòn theo thời gian, lớp đệm mịn có thể mòn mỏng và không đồng đều; cuối cùng khi lớp đệm mịn này bị mòn đi, cử động khớp có thể trở nên cứng và đau; khớp có thể bị viêm sưng và khi các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn sẽ dẫn đến tình trạng đau đớn, hạn chế vận động và trở thành một bệnh lý mạn tính.
Để giải quyết vấn đề, bác sĩ thường thực hiện các phương pháp điều trị tổn thương sụn khớp và viêm khớp tập trung vào việc chữa trị triệu chứng và nguyên nhân bằng cách làm phẳng lớp sụn bị hư hỏng hoặc thay thế bề mặt khớp bằng cấy ghép nhân tạo như phẫu thuật thay khớp gối, thay khớp háng. Với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, liệu pháp tế bào gốc được các nhà khoa học sử dụng để chữa trị sụn khớp bị hư hỏng.
Như trên đã nêu, tế bào gốc là những tế bào đặc biệt có khả năng nhân lên và phát triển thành các loại mô tế bào khác nhau. Trong giai đoạn phát triển thai nhi, tế bào gốc rất phong phú nhưng đến tuổi trưởng thành các tế bào gốc bị hạn chế trong nhiệm vụ cụ thể là khả năng tái tạo một vài loại tế bào như tế bào máu...
Thông thường không có tế bào gốc được tìm thấy trong mô sụn nên thực tế rất ít có khả năng chữa lành hoặc tái tạo sụn mới, tuy nhiên khi thực hiện các trường hợp phẫu thuật chỉnh hình và các vấn đề về khớp, các tế bào gốc được lấy từ nguồn các tế bào gốc trưởng thành mà nguồn chính là tủy xương và mô mỡ, những tế bào gốc này có khả năng phát triển thành tế bào sụn; đồng thời cũng có thể thực hiện việc sử dụng một số biện pháp hữu ích khác bằng cách kích thích cơ thể giảm viêm, kích thích sửa chữa tế bào và cải thiện lưu lượng máu. Quá trình này được tạo nên bởi sự phát ra các tín hiệu tế bào và các yếu tố tăng trưởng để kích thích cơ thể bắt đầu liệu trình chữa bệnh.
Tế bào gốc cần được đưa vào khu vực sụn bị tổn thương bằng phương pháp đơn giản là tiêm tế bào gốc vào khớp xương. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp chữa trị đã cải thiện được các triệu chứng bệnh lý và sự cải thiện này có thể nói là kết quả của sự phát triển sụn mới với các tác động của tế bào gốc từ các đặc tính chữa bệnh đã nêu ở trên bao gồm cả tác dụng chống viêm chưa được biết.
Việc tiêm tế bào gốc vào sụn là một mô phức tạp chứ không phải chỉ đơn thuần là tế bào. Để tái tạo sụn, cấu trúc mô phức tạp của sụn cũng phải được tái tạo vì sụn được mô tả có cấu trúc giống như giàn giáo gồm collagen, proteoglycan, nước và tế bào; do đó nếu chỉ tiêm các tế bào gốc sẽ không mang lại hiệu quả tốt trong việc kích thích sự hình thành của toàn bộ cấu trúc sụn.
Có nghiên cứu về các loại giàn giáo mô tế bào 3 chiều được thiết kế có cấu trúc giống như sụn, các tế bào gốc sau đó có thể tiêm vào giàn giáo với hy vọng khôi phục tốt hơn một loại sụn bình thường; từ đó kỹ thuật in 3 chiều đang nhanh chóng trở thành một sự thú vị hỗ trợ cho việc nghiên cứu này.
Liệu pháp điều trị tế bào gốc có hiệu quả lâu dài không?
Các nghiên cứu về lĩnh vực này còn ít và chỉ kéo dài vài tháng hoặc và năm nên ý nghĩa lâu dài của liệu pháp tiêm tế bào gốc chưa được đánh giá. Vấn đề này không phải là không được xem xét mà do việc thu thập dữ liệu kéo dài sẽ mất nhiều thời gian, vì vậy có lẽ phải một thập kỷ nữa mới biết rõ ràng và cụ thể về ảnh hưởng của liệu pháp đối với sức khỏe lâu dài của khớp.
Một vấn đề khác là liệu pháp này chưa chứng minh là có tốt hơn so với các phương pháp điều trị viêm khớp không phẫu thuật tiêu chuẩn; do đó vẫn có sự bàn cãi trường hợp chữa trị có kết quả được cải thiện với các tế bào gốc có thể sẽ không khác biệt nhiều so với các phương pháp điều trị khác được xem là an toàn hơn và ít tốn kém hơn như nếu tiêm một mũi thuốc cortisone hoặc vật lý trị liệu vẫn có tác dụng có lợi, tại sao phải sử dụng một phương pháp thử nghiệm tiêm tế bào gốc chưa được chứng minh là tốt hơn nhiều.
Một vấn đề nữa là sự an toàn của phương pháp điều trị tế bào gốc có liên quan đến kích hoạt hệ thống miễn dịch và sự biến đổi ác tính nhưng thực tiễn phương pháp điều trị tế bào gốc có thể được xem là khá an toàn
Thực tế bệnh nhân khó biết được mức độ an toàn của phương pháp nhưng các nhà khoa học lại có nhiều ý kiến khác nhau chung quanh việc sử dụng tế bào gốc và hiểu được sự rủi ro, lợi ích của các loại phương pháp điều trị tế bào gốc và có thể nói rằng đang còn quá sớm để phương pháp điều trị này được ứng dụng rộng rãi. Từ quan điểm đó, trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp có nên chờ đợi để điều trị bằng tế bào gốc hay thay thế khớp, điều này không thể vì các tế bào gốc ban đầu có lợi ích cho những người bị chấn thương khớp, ngăn chặn sự suy giảm của sụn khớp, không tác dụng cho những người muốn tại tạo lại lớp sụn mới.
Dẫn chứng trường hợp vận động viên trẻ với đầu gối bình thường bị chấn thương dây chằng và tổn thương sụn khớp liên quan, cấu trúc đầu gối là bình thường nhưng sụn khớp đã bị hư hại, với hy vọng nếu tiêm tế bào gốc có thể kích thích cơ thể sửa chữa tổn thương đó trước khi sụn khớp bị tổn hại không thể khắc phục được.
Vấn đề này rất khác biệt với trường hợp người bệnh viêm khớp có khớp xương bị hư hỏng nặng, mất mô liên kết, thiếu sụn và phát triển biến dạng như xương, khả năng các tế bào gốc hỗ trợ để phục hồi tái tạo lại sụn trong tương lai sẽ rất mong manh; các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới về kỹ thuật mô và cung cấp tế bào gốc để điều trị hỗ trợ cho các trường hợp bệnh lý này.
-Liệu pháp tế bào gốc được nhiều người cho rằng là một phương pháp tương lai của vấn đề điều trị chấn thương chỉnh hình và chữa lành khớp nhưng bước đầu chỉ mới đề cập đến cách khai thác khả năng của tế bào gốc để sửa chữa và tái tạo sụn khớp.
-Mặc dù đã có những nghiên cứu đáng khích lệ nhưng có lẽ phải mất đi thời gian nhiều năm với hàng thập kỷ để có thể tìm ra phương pháp điều trị với liệu pháp tế bào gốc tác động hiệu quả lên các trường hợp viêm khớp và tổn thương sụn khớp tốt nhất cho tất cả mọi người.
-Hiện nay còn rất nhiều vấn đề để tìm hiểu về liệu pháp tế bào gốc, mặc dù chưa thể chứng minh được đầy đủ về sự rủi ro của việc điều trị nhưng lợi ích của phương pháp này đã mang lại những kết quả đáng kể so với các phương pháp điều trị khác đang được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về sụn khớp.
-Vấn đề liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc đang còn mới mẻ, vì vậy có thể có nhiều ý kiến khác nhau, do đó việc so sánh các phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả rất khó khăn.
-Trên cơ sở này, cần thận trọng với phương pháp cải thiện điều trị bằng cách sử dụng tế bào gốc vì việc điều trị tế bào gốc hiện nay đối với các vấn đề về sụn khớp chưa được chứng minh đầy đủ là có thể làm đảo ngược tác dụng đối với bệnh lý viêm khớp trong khi một số nghiên cứu cho thấy chúng có kết quả đối với các trường hợp có cải thiện trên lâm sàng, tuy nhiên đây không phải là một phương pháp chữa trị tốt cho tình trạng bệnh lý này hiện nay mà phải chờ thêm kết quả nghiên cứu tiếp theo của các nhà khoa học.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!