Nhiều trẻ nhập viện vì bố mẹ dùng điều hòa sai cách
Mới đây, bệnh viện đa khoa Hùng Vương tiếp nhận trường hợp bé trai 8 tuổi đến khám với biểu hiện bị lệch mặt, mắt phải nhắm không kín, khi ăn vướng đồ ăn trong khoang má phải.
Qua thăm khám và các biểu hiện lâm sàng các bác sĩ chẩn đoán bé bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên phải. Bệnh nhi đã được nhập viện và điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền như: Xoa bóp, cứu ngải, chiếu tia hồng ngoại, điện châm… Sau quá trình điều trị tích cực cùng hướng dẫn tận tình của bác sĩ, hiện tình trạng bệnh của bé trai 8 tuổi này đã tiến triển tốt.
Bé trai bị liệt một bên mặt, méo miệng sau khi ngủ điều hoà
Chia sẻ với báo chí, BSCKII Y học cổ truyền Nguyễn Kim Hùng cho biết, đối với trẻ em bị liệt mặt, méo miệng, nguyên nhân thường là do bị lạnh. Vào mùa hè, các trường hợp trẻ bị liệt mặt thường do các gia đình sử dụng điều hoà khi ngủ quá lạnh.
Một trường hợp khác cũng bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên vì nhiễm lạnh điều hòa là cháu Nguyễn Hoàng My (đã đổi tên, 12 tháng tuổi, ở Tuyên Quang). Gia đình phát hiện bé có dấu hiệu sưng ở vùng mắt và mắt nhíu sang một bên, nhìn mặt bé hơi méo nên quyết định đưa đến khoa Điều trị Liệt vận động, Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội) để thăm khám.
Bé 12 tháng bị liệt mặt do nằm điều hòa
Theo bác sĩ Dương Văn Tâm, trưởng khoa Điều trị Liệt vận động, vào thời điểm nắng nóng khoa thường xuyên tiếp nhận trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 do bị nhiễm phong hàn. Căn bệnh này thường gặp khi thời tiết chuyển mùa hoặc vào mùa hè nắng nóng khi mọi người đều dùng điều hòa máy lạnh, quạt gió, quạt phun xương nhiều.
Trường hợp của cháu Quách Thị Thu H. (4 tuổi, ở Quốc Oai, Hà Nội) cũng tương tự. Sau khi ngủ trưa trong phòng điều hòa, cháu H. có hiện tượng cười bị méo mồm. Sau đó 1 tiếng thấy con có nhiều biểu hiện lạ khác như rơi vãi nhiều khi ăn, mắt không nhắm được kín, nói ngọng kiểu ú ớ, gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương để cấp cứu. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé H bị liệt dây thần kinh số 7 do nằm điều hòa quá lạnh.
Sai lầm nào khiến trẻ nhập viện do nằm điều hòa ngày nóng?
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), sử dụng điều hòa đúng cách mới có thể phát huy chức năng làm mát cho con, đồng thời không gây bệnh tật cho trẻ. Đáng tiếc là rất nhiều cha mẹ hiện nay đang mắc sai lầm khi sử dụng điều hòa, khiến con mắc bệnh đường hô hấp, viêm phổi… Bản thân vị chuyên gia này đã gặp không biết bao nhiêu ca trẻ nhập viện do nằm phòng có dùng điều hòa sai cách.
Những sai lầm phổ biến khi sử dụng điều hòa cho trẻ bao gồm:
Kết lại, đâu mới là cách dùng điều hòa đúng nhất trong những ngày nắng nóng?
Nằm điều hòa ngày nóng là điều cần thiết, tuy nhiên để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ em, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý:
- Bố mẹ nên tạo độ ẩm nhất định trong phòng có điều hòa bằng cách dùng quạt hơi nước hoặc đặt một chậu nước trong phòng, như vậy sẽ giúp cho da và cổ họng của bé không bị khô.
- Không nên cho trẻ bước vào ngay phòng điều hòa khi đi nắng hoặc vận động mạnh về. Trước khi ra khỏi phòng cần cho trẻ đứng ở cửa mở rộng vài phút để kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài.
- Nhiệt độ điều hòa cho bé vào mùa hè ở khoảng 25 độ là tốt nhất.
- Hạn chế đóng mở cửa phòng để hơi lạnh không thất thoát nhưng đừng để không khí trong phòng trở nên quá bí.
- Hãy vệ sinh máy điều hòa theo định kỳ, phòng ở có điều hòa cũng cần phải dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên.
- Lưu ý không để điều hòa chiếu thằng nơi bé nằm hoặc nằm quá gần luồng gió thổi từ điều hòa ra.
- Gia đình nên đặt điều hòa ở nơi càng cao càng tốt, hãy điều khiển chế độ quạt đảo chiều để không làm hướng gió thổi thẳng một chỗ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!