Loại sữa này thường được sử dụng phổ biến nhất khi pha chế cà phê espresso. Trên thực tế, Leah Kaufman, chuyên gia dinh dưỡng, viện trưởng Viện dinh dưỡng Leah Kaufman cho biết, sữa yến mạch thường bán chạy ở nhiều cửa hàng tạp hóa đã cho thấy mức độ phổ biến của chúng.
Nếu còn băn khoăn về loại sữa này, bạn có thể xem một số thông tin dưới đây:
Sữa yến mạch thường bán chạy ở nhiều cửa hàng tạp hóa đã cho thấy mức độ phổ biến của chúng.
Sữa yến mạch là gì?
Hiển nhiên, thành phần chính của loại sữa này là yến mạch. Theo Jonathan Valdez, chuyên gia dinh dưỡng, huấn luyện viên kiêm người đại diện truyền thông của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng New York, sữa yến mạch được làm từ yến mạch thô ngâm trong nước.
Khi yến mạch đã hoàn toàn thấm nước, chúng sẽ được trộn và lọc. Cuối cùng, người ta thu được sữa yến mạch, một hỗn hợp trắng gần giống kem.
Quá trình làm sữa yến mạch
Các thương hiệu sữa yến mạch đều mang trong mình công thức và phương pháp pha chế riêng biệt. Thông thường, quy trình làm gồm 5 bước. Đầu tiên, họ tiến hành nghiền yến mạch với nước, enzym để phá vỡ tinh bột.
Sau đó, vỏ yến mạch sẽ được loại bỏ ra khỏi hỗn hợp để lưu lại chất xơ, còn có tên là beta-glucan. Cuối cùng, người ta thêm một số vitamin và khoáng chất như canxi và vitamin D trước tiến hành tiệt trùng và đóng gói.
Sữa yến mạch được làm từ yến mạch thô ngâm trong nước.
Mặt khác, một số nhãn hiệu sữa yến mạch lại sử dụng nước để tách các thành phần dinh dưỡng trong hạt ra ngoài. Sau đó, họ đưa các chất dinh dưỡng này trở lại để tạo ra một loại đồ uống đặc như kem mà không cần thêm chất nhũ hóa.
Hợp chất này thường được sử dụng nhằm bảo quản sữa yến mạch, giúp chúng có thể dùng sau sáu tháng kể từ ngày sản xuất.
Tác động tuyệt vời của sữa yến mạch
Nhìn chung, sữa yến mạch không tốt hơn các sản phẩm khác như sữa hạnh nhân, sữa dừa. Các loại sữa này đều sở hữu hàm lượng dinh dưỡng như nhau, dù sữa yến mạch có carb cao hơn. Do đó, bạn nên ghi nhớ điều này nếu đang tiến hành giảm cân.
Hơn nữa, sữa yến mạch chứa nhiều calo hơn sữa hạnh nhân không đường và sữa dừa. Một cốc sữa yến mạch bổ sung 100-120 calo trong mỗi khẩu phần ăn. Trong khi đó, con số này chỉ vào khoảng 30-35 calo với sữa hạnh nhân không đường và 35-40 calo với sữa dừa.
Sữa yến mạch chứa nhiều calo hơn sữa hạnh nhân không đường và sữa dừa.
Ngoài ra, một số thương hiệu sữa yến mạch còn bổ sung thêm có dầu hạt cải, một loại dầu sở hữu hàm lượng axit erucic cao. Mặc dù axit erucic là một phần tự nhiên, chúng có thể tác động xấu đến sức khỏe tim mạch nếu tiêu thụ với số lượng lớn.
Do đó, trước khi mua sữa yến mạch, bạn nên cân nhắc cẩn thận, đọc kỹ nhãn mác và thành phần để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sự điều độ là yếu tố rất quan trọng khi sử dụng loại sữa này. Mọi người nên tránh tiêu thụ sữa yến mạch liên tục mỗi ngày và tiến hành kiểm soát liều lượng dùng trong khẩu phần ăn.
Sữa yến mạch có thể bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau. Tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng lại không thể so sánh yến mạch thực sự. Trên thực tế, sữa yến mạch bán trong các cửa hàng sở hữu hàm lượng chất xơ và protein rất nhỏ.
Chúng là yếu tố quan trọng giúp bột yến mạch trở thành loại thực phẩm bổ dưỡng và có tác dụng no lâu. Ngoài ra, nhiều thương hiệu sữa yến mạch cũng cho thêm đường để cải thiện hương vị.
Ví dụ, một cốc sữa yến mạch có thể cung cấp rất ít chất dinh dưỡng: 5 gram chất béo, 16 gram carb, 2 gram chất xơ, 1 gram chất xơ hòa tan, 7 gram đường, và 3 gram protein.
Sữa yến mạch có thể bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau.
Sữa yến mạch có thể là một lựa chọn phù hợp cho những người không thể dung nạp đường sữa hoặc nhạy cảm với sữa. Tuy nhiên, nếu sử dụng loại sữa này, bạn cần kiểm soát chặt chẽ liều lượng tiêu thụ.
Dùng điều độ đồng nghĩa với việc chỉ thêm một giọt sữa này vào tách cà phê mỗi buổi sáng. Ngoài ra, nếu không hứng thú với sữa yến mạch, bạn có thể lựa chọn sữa hạnh nhân.
(Nguồn: Pre)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!