Bé bị viêm kết mạcảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và học tập của trẻ. Ðây lại là nhóm bệnh về mắt phổ biến nhất nên rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ. Viêm kết mạc thường gặp vào mùa xuân do thời tiết ấm và ẩm rất thuận lợi cho vi khuẩn, virut phát triển và có nhiều phấn hoa.
Triệu chứng của viêm kết mạc ở trẻ em
Khi bị bệnh, bệnh nhân sẽ thấy mắt ngứa, cộm, chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có nhiều tiết tố ở mắt. Đôi khi sáng ngủ dậy tiết tố viêm làm cho hai mi dính chặt lại nên bệnh nhân rất khó mở mắt. Bệnh nhân thấy nhìn khó nhưng thi lực thường không giảm.
Mi mắt sưng nề, mạch máu phần lòng trắng của mắt bị cương tụ làm cho mắt bị đỏ, kết mạc có thể phù nề. Có thể có xuất huyết dưới kết mạc (gặp trong hình thái viêm kết mạc xuất huyết).
Trường hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc làm cho giác mạc bị mờ đục do thẩm lậu viêm, khi đó thị lực của bệnh nhân giảm rất nhiều. Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, có sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, amidan sưng to, có nốt mụn phỏng ở ngoài da mi và mặt.
Khi phát hiện trẻ bị viêm kết mạc, gia đình cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để bé được chữa trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.
Dùng thuốc điều trị khi bé bị viêm kết mạc
Trẻ bị viêm kết mạc mắt là một trong những tình trạng bệnh lý gây đỏ mắt do nhiều nguyên nhân gây nên, bao gồm: virut, vi khuẩn, Chlamydia và viêm dị ứng. Chính vì vậy việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều trị bệnh chính xác, nhanh chóng và an toàn cho bé.
Bé bị viêm kết mạc do vi khuẩn
Đây là tính trạng bệnh thường xuất hiện đột ngột, lúc đầu ở một mắt, sau lan sang mắt kia. Bệnh diễn biến cấp tính, khi bé bị viêm kết mạcmắt thường kêu cộm mắt như có dị vật, bỏng rát mắt, chảy nước mắt nhiều, trẻ hay dụi mắt. Mắt có nhiều dử kèm nhèm rất khó mở mắt vào buổi sáng.
Điều trị viêm kết mạc mắt do vi khuẩn
- Một điều cần thiết nữa là bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và làm xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh.
- Đối với việc điều trị tình trạng bé bị viêm kết mạc mắt do vi khuẩn cần dội, rửa mắt thường xuyên bằng dung dịch NaCl 0,9% để loại bỏ tối đa dử mắt và vi khuẩn.
- Bóc màng giả hằng ngày hoặc cách ngày (nếu có màng giả).
- Thuốc: sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ, thông thường sẽ dùng kháng sinh tra tại mắt, tra thuốc nước ban ngày, tra nhiều lần trong ngày, thuốc mỡ tra buổi tối trước khi ngủ, thời gian điều trị thường kéo dài 10 – 15 ngày.
- Đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và làm xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh.
Bé bị viêm kết mạc do virut
Khi mắc bệnh dạng này, trẻ bị viêm kết mạc mắt theo sốt, viêm họng và nổi hạch trước tai: mi sưng, cộm mắt, dử trong dính, kết mạc đỏ, phù, xuất huyết, màng giả và hột trên kết mạc. Trẻ sốt nhẹ, đau họng, người mệt mỏi, hạch trước tai.
Điều trị
Đối với dạng này vẫn chưa có thuốc đặc trị Adenovirus do đó phương pháo chủ yếu được áp dụng là nâng cao thể trạng là chủ yếu, bệnh có thể thoái lui trong khoảng 2 tuần, dùng thuốc kháng sinh tránh bội nhiễm.
Bé bị viêm kết mạc do lậu cầu
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm kết mạc mắt ở trẻ em, nguyên nhân này hay gặp ở trẻ sơ sinh, tiến triển nặng, đặc biệt nguy hiểm với giác mạc. Bệnh cấp tính, mắt trẻ bị sưng húp, mi và kết mạc phù nề đỏ mọng, dử mắt dạng mủ vàng bẩn dính chặt hai mi, khe mi có mủ nhiều, lau xong vấn chảy nếu không có biện pháp điều trị kịp thời bệnh có thể khiến bé mất thị giác hoàn toàn.
Điều trị
Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9%. Thường xuyên thực hiện tra dung dịch kháng sinh nhạy cảm với lậu cầu như các kháng sinh nhóm quinolone, cephalosporin... thực hiện điều trị trong 10-15 phút/lần, sau đó giảm liều dần.
Cần tra dung dịch argyrol 3% chobé bị viêm kết mạcmắt ngay sau khi sinh để phòng bệnh.
Cách để điều trị khỏi bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ em chính là bạn cần tìm đúng nguyên nhân phát sinh bệnh. Để điều trị hiệu quả và an toàn nạn nên đưa bé đến Bệnh viện để thăm khám trực tiếp, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả. Trường hợp bé dùng thuốc không có hiệu quả, bạn nên dừng thuốc cho bé và cho bé tái khám. Điều trị nhanh chóng, đừng để kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến thị lực mắt của bé.
Bé bị viêm kết mạc do dị ứng
Viêm kết mạc - mũi dị ứng: Bệnh khá phổ biến, tác nhân gây dị ứng có thể gặp như phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, lông côn trùng, súc vật... Bệnh cấp tính, trẻ ngứa mắt nhiều, chảy nước mắt, đỏ mắt phối hợp ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi trong. Mi mắt phù nề, kết mạc phù, nhợt màu, nhú viêm trên kết mạc.
Điều trị: dùng các thuốc dị ứng không có corticoid (cromoglycat, lodoxamin, levocabasfin, patanol...), phối hợp với các thuốc tra có corticoid.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!