Đừng tưởng tập thể dục nhiều là tốt, cô gái này đã phải trả giá đắt vì 'nghiện' thể dục

Sống khỏe mạnh - 01/19/2025

Quá 'nghiện' tập thể dục đã khiến Katherine Schreiber gặp phải rất nhiều rắc rối, từ chỗ kinh nguyệt biến mất đến xương đang dễ gẫy...

Katherine Schreiber, 28 tuổi, 'nghiện' tập thể dục từ khi cô còn là một thiếu niên. Cô đã phải vật lộn với các vấn đề về cơ thể kể từ khi học tiểu học, thậm chí cô còn tin rằng mình 'quá xấu xí' khi lên lớp. Đối với cô, tập thể dục liên tục là giải pháp tốt nhất cho cảm giác của mình.

Lúc đầu, cô bắt đầu tập luyện chỉ 2 lần/tuần, sau đó nhanh chóng chuyển thành 3 lần/ngày.

Thế nhưng tập thể dục đã có ảnh hưởng tiêu cực đến cô. Không những bị mất chu kì kinh nguyệt mà Katherine còn bị chệch đĩa đệm và luôn căng thẳng.

Đừng tưởng tập thể dục nhiều là tốt, cô gái này đã phải trả giá đắt vì 'nghiện' thể dục

Quá 'nghiện' tập thể dục đã khiến Katherine Schreiber gặp phải rất nhiều rắc rối.

Giờ đây, cô đang điều trị và phục hồi sức khỏe. Cô muốn chia sẻ câu chuyện của mình với hy vọng rằng mọi người có thể nhận ra vấn đề trước khi quá muộn.

Khi bắt đầu có thói quen tập thể dục, Katherine cũng hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ. Không lâu sau đó, cô bị rối loạn ăn uống ngày càng trầm trọng. Trong khi học Đại học Sarah Lawrence, cô đã được điều trị rối loạn ăn uống, nhưng thói quen tập thể dục của cô vẫn không được giải quyết.

Chia sẻ với ABC News, Katherine cho biết: 'Không ai có thể chỉ cho tôi phải làm thế nào'. Ngay sau đó, việc tập luyện quá mức bắt đầu làm hỏng cơ thể cô: Mất kinh nguyệt trong 2 năm, gãy xương bàn chân và thoát vị đĩa đệm cột sống.

Đừng tưởng tập thể dục nhiều là tốt, cô gái này đã phải trả giá đắt vì 'nghiện' thể dục

Katherine cũng thừa nhận rằng, 'nghiện' tập thể dục quá mức đã khiến cô 'không có cuộc sống xã hội', các mối quan hệ cá nhân cũng trở nên tồi tệ. 'Tôi không thể hình thành hoặc duy trì mối quan hệ gần gũi với ai. Tôi không có thời gian để gặp gỡ bạn bè hoặc phát triển mối quan hệ sâu sắc đi đến hôn nhân. Tôi sẽ không muốn đi chơi muộn hoặc làm bất cứ điều gì mà ảnh hưởng kế hoạch tập thể dục của tôi', Katherine cho biết.

Katherine bày tỏ, cô sẽ chỉ gặp một ai đó trong một khoảng thời gian cụ thể và sẽ lo lắng nếu cuộc gặp gỡ 'lấn chiếm' mất thời gian tập thể dục.

Vào năm 2015, Katherine đã được điều trị. Cô quyết định hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Đại học Jacksonville và Đại học High Point ở Bắc Carolina để rút ra những nguy hiểm của việc 'nghiện' tập thể dục.

'Nhiều người nói 'Wow, ước gì tôi 'nghiện' tập thể dục' mà không biết rằng việc này có thể dẫn đến bị bệnh', đồng tác giả, bác sĩ, giáo sư Dr Heather Hausenblas, giáo sư tại Đại học Jacksonville, nói với ABC News.

Đừng tưởng tập thể dục nhiều là tốt, cô gái này đã phải trả giá đắt vì 'nghiện' thể dục

'Nghiện' tập thể dục được coi là tình trạng rối loạn về sức khoẻ tâm thần. May mắn là thói quen này cũng có những dấu hiệu và triệu chứng dễ nhận biết, cả về thể chất và tâm lý. Những biểu hiện phổ biến nhất thường là tổn thương quá mức, bao gồm stress, gãy xương, chấn thương dây chằng...

Để duy trì thói quen của mình, những người 'nghiện' thể dục sẽ hi sinh mối quan hệ với gia đình, bạn bè, cơ hội nghề nghiệp cùng với trách nhiệm xã hội. Tệ hơn, nếu như chương trình tập thể dục bị dừng lại hoặc gián đoạn, họ sẽ gặp những biểu hiện lo lắng, kích thích, bồn chồn và không có khả năng ngủ hoặc tập trung.

Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng này ảnh hưởng đến từ 0,3-0,5% dân số nói chung và khoảng từ 1,9-3,2% những người thường xuyên tập thể dục.

Tiến sĩ Hausenblas và các đồng nghiệp nói rằng vì rất khó để chẩn đoán nghiện tập thể dục nên để điều trị hội chứng này thì cần có cuộc đối thoại chi tiết với người họ. Mục tiêu của việc điều trị không phải để ngừng tập luyện hoàn toàn, mà còn giúp mọi người nhận ra hành vi gây 'nghiện' của mình và tìm ra cách để kết hợp luyện tập một cách lành mạnh.

Đừng tưởng tập thể dục nhiều là tốt, cô gái này đã phải trả giá đắt vì 'nghiện' thể dục

Katherine đã rất vui vẻ sau khi được điều trị chứng 'nghiện' thể dục.

Katherine nói rằng việc điều trị đã giúp cô chú ý hơn. Cô cũng cắt giảm thời gian cảm thấy cần thiết ở phòng tập thể dục. Giờ đây cô vẫn tập thể dục 45 phút/ngày nhưng sẽ cẩn thận để không tập 'tham lam' quá.

'Nghiện' tập thể dục là gì?

'Nghiện' tập thể dục hay tập thể dục quá mức là một sự rối loạn cưỡng bách khiến một người không thể kiểm soát được mình mà luôn muốn phải được tập thể dục. 'Nghiện' tập thể dục có thể xảy ra độc lập hoặc kết hợp với các chứng rối loạn khác như: Biếng ăn tâm thần hoặc bulimia.

Dấu hiệu và triệu chứng của chứng 'nghiện' tập thể dục

Dựa vào Quy mô Phụ thuộc Tập thể dục của giáo sư Heather Hausenblas và Danielle Symons Downs, các dấu hiệu của hội chứng này có thể là:

- Cần vận động nhiều và nhiều hơn nữa

- Tăng sự kích động, mệt mỏi và căng thẳng khi không tập thể dục

- Luôn muốn tập thể dục lâu hơn dự định

- Thiếu kiểm soát về thời gian và cường độ tập

- Tập vào mọi thời điểm trong ngày và đêm, bất kể là hoạt động nào liên quan đến thể dục

- Tránh các cuộc giao lưu xã hội không liên quan đến tập thể dục, hủy kế hoạch, hoặc đi làm muộn để tập thể dục được lâu hơn

- Vẫn tiếp tục tập dù bị chấn thương, không muốn dành thời gian để chữa bệnh

(Nguồn: DailyMail)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!