Gan nhiễm mỡ

Bệnh A-Z - 05/17/2024

Định nghĩa

Định nghĩa

Định nghĩa

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?

Viêm gan nhiễm mỡ là tình trạng gan có chất béo tích tụ và bị nhiễm trùng. Có nhiều lý do gây ra bệnh, nhưng trong trường hợp bệnh không gây ra do uống rượu thì bệnh có tên cụ thế là NASH. Bệnh thường phổ biến hơn ở những người thừa cân, nhưng nguyên nhân cụ thể thì chưa được xác định. NASH không lây truyền từ người sang người hoặc di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Gan nhiễm mỡ căn bản là không có hại, nhưng việc kéo dài các triệu chứng viêm (sưng) của gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến sẹo (xơ gan) và làm giảm chức năng của gan.

Những ai thường mắc phải bệnh gan nhiễm mỡ?

Gan nhiễm mỡ là một bệnh phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Riêng NASH (viêm gan nhiễm mỡ do uống nhiều rượu) thường gặp nhất ở trẻ vị thành niên và là nguyên nhân cao thứ ba gây ra bệnh gan ở người lớn.

Triệu chứng và dấu hiệu

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Hầu hết các bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ hay NASH không biết họ mắc bệnh bởi vì bệnh thường không có triệu chứng. Một số bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, bị đau và khó chịu ở vùng bụng hoặc bị giảm cân.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như mệt mỏi, đau hay khó chịu ở vùng bụng kéo dài dai dẳng. Trong trường hợp bạn bị sụt cân đột ngột cũng có thể là dấu hiệu bạn đang có các vấn đề về gan, hãy gặp bác sĩ ngay.

Nguyên nhân

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) xảy ra khi các chất béo tích tụ trong các mô gan. Do sự đa dạng và phổ biến của bệnh mà hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và NASH vẫn chưa thể xác định rõ ràng. Tuy nhiên, thông thường NASH xảy ra ở một số người như: người thừa cân, uống rượu bia nhiều, người mắc bệnh tiểu đường hay những người mắc cholesterol cao.

Nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ?

Một loạt các bệnh và yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bao gồm:

  • Béo phì;
  • Suy giáp;
  • Suy tuyến yên;
  • Phẫu thuật dạ dày;
  • Ngừng thở khi ngủ;
  • Hội chứng chuyển hóa;
  • Nồng độ cholesterol cao;
  • Bệnh đái tháo đường tuýp 2;
  • Lượng triglycerides trong máu cao;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

Điều trị

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ?

Giảm cân và tránh uống rượu là những cách tốt nhất để điều trị gan nhiễm mỡ.

Nếu bạn mắc bệnh NASH và béo phì hay tiểu đường hoặc có nồng độ cholesterol cao, bạn nên giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu cũng như độ lipid bằng cách ăn chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục.

Bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm viêm gan nhiễm mỡ.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên chủng ngừa viêm gan A và viêm gan B để giúp bảo vệ bạn khỏi virus có thể gây tổn thương gan.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ?

Hầu hết bệnh nhân thường không có triệu chứng gì và bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ do khám thấy chức năng gan không bình thường hay gan bị viêm trong các lần kiểm tra sức khỏe. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ khám thực thể và dùng các xét nghiệm khác để loại trừ những nguyên nhân phổ biến của các kết quả bất thường (chẳng hạn như viêm gan, rượu, hoặc ứ sắt trong gan). Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm men gan và sinh thiết gan. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để đưa ra những chẩn đoán chính xác.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gan nhiễm mỡ?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Tập thể dục thường xuyên hơn.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường.
  • Hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể làm tổn thương gan, chẳng hạn như acetaminophen và một số được sử dụng cho bệnh tiểu đường và cholesterol cao.
  • Giảm cân nếu bạn bị béo phì.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!