Trẻ nhỏ thường thích được bố mẹ nuông chiều, đặc biệt là nằng nặc đòi bế trong nhiều trường hợp như gặp người lạ, khóc nhè, ăn vạ...Chính sự nuông chiều này từ bố mẹ dành cho bé nhiều lần, trong nhiều tình huống sẽ làm cho bé có thói quen ỷ lại. Vậy bố mẹ đã tìm ra cho mình một hướng xử lý khi bé nằng nặc đòi bế hay chưa? Hãy cùng Lily & WeCare tham khảo qua bài viết dưới đây.
Nên bế đúng trường hợp
Theo tâm lý chung của hầu hết các trẻ, con luôn mong muốn được sự quan tâm và yêu thương từ bố mẹ, những người xung quanh. Chính vì thế mà bé hay dùng "chiêu" nhõng nhẽo, khóc nhè để mọi người chú ý và đến để bồng bế mình.
Bố mẹ nào cũng thương con, xót con, do vậy việc thấy trẻ khóc làm cho bố mẹ khó kìm lòng được mà chịu thua trước sự ngang bước của bé. Ở một số tình huống, cách giải quyết của bố mẹ là đúng. Chẳng hạn, khi lần đầu tiên trẻ gặp một người lạ, người này lần đầu bé tiếp xúc. Theo quán tính trẻ nhỏ thường khóc lóc, bé nằng nặc đòi bế dù người lạ này không làm gì cho bé sợ cả. Ở trường hợp này, có thể thấy việc bố mẹ bế con là chuyện chấp nhận được.
Tuy nhiên, nếu “sự chấp nhận được” ở trên cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì chính bố mẹ sẽ tiếp tay là cho con trẻ hình thành thói quen nhõng nhẽo ở con mình. Và thậm chí bé sẽ không muốn tự mình đi đứng, mà sẽ thường xuyên bắt bố mẹ phải bế bé ngay cả khi trẻ đã biết đi. Vì vậy bố mẹ hãy cố gắng không nên bồng bế trẻ trong mọi trường hợp trẻ muốn, mà hãy biết đâu là lúc cần thiết để bế và dỗ khi trẻ khóc.
Khi bé nằng nặc đòi bế, bố mẹ nên hạn chế chiều theo con
Theo các chuyên gia tâm lý, với những tình huống con trẻ nhỏng nhẽo, bé nằng nặc đòi bế như thế này thì việc đầu tiên bố mẹ cần phải làm là thật bình tĩnh, kiên nhẫn giải quyết vấn đề. Tuyệt đối không được chiều theo ý bé hoặc đánh bé.
Giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất để ngăn chặn tình trạng trẻ nhông nhẽo nằng nặc đòi mẹ bế chính là giữa bố mẹ và con cái phải có một bản “thỏa thuận”. Khi trẻ có dấu hiệu không vừa lòng với một vấn đề nào đó, trẻ sẽ không hợp tác và thỏa thuận giữa bố mẹ và bé cũng dễ bị phá bỏ. Do vậy, bố mẹ phải rèn kỹ năng để giúp bé nghe lời bố mẹ và người lớn một cách tự nguyện.
Mẹ có thể nói là: Con lớn rồi, bế là mọi người sẽ cười con đấy! Hay bảo rằng: Con thấy bạn nhỏ kế bên không, bạn ấy thật giỏi khi tự đi mà không cần ai bế...
Không nên quát mắng, đánh trẻ
Bố mẹ nhất định không được quát mắng trẻ khi bé nằng nặc đòi bế, đòi hỏi vô cớ thứ gì. Nếu bé năn nỉ, bố mẹ cũng phải cương quyết vì "con đã lớn". Tránh tình trạng bố mẹ nóng giận, quát mắng và đánh trẻ vì lúc này trẻ hoàn toàn không biết được hành vi của mình là đúng hay sai. Mà bố mẹ phải là người trực tiếp uốn nắn, để con trở nên ngoan ngoãn và nghe lời.
Vì để nuôi dưỡng một đứa bé ngoan, biết nghe lời và không nhõng nhẽo hay lúc nào cũng nằng nặc đòi mẹ bế cần có phương pháp thích hợp. Bố mẹ phải có thái độ nghiêm túc ngay từ đầu, không nên nuông chiều theo ý của trẻ. Để trẻ có thể biết được rằng: “Không phải con muốn thứ đó, thì nó sẽ là của con”. Ví dụ trong trường hợp bé cùng với cả nhà đi vào siêu thị, thì bạn cần đặt ra giới hạn là bé chỉ được phép chọn 1-2 món đồ mình muốn.
Nếu trẻ mè nheo đòi thêm và được đáp ứng, sẽ tạo tiền đề cho một chuỗi các đòi hỏi khác khiến bé quen với việc được nuông chiều và hình thành tính xấu cho sau này. Điều đó cũng giống như bé hay đòi bế, và lúc nào bố mẹ cũng sẵn sàng bế bé.
Có những trẻ quen với việc này đến nỗi khi đút ăn hay dỗ ngủ, bố hoặc mẹ cần phải bế trên tay đi lòng vòng thì con mới chịu ăn hay ngủ. Hoặc thậm chí tồi tệ hơn, có những bé đã quen ngủ trên tay bố mẹ nên khi được đặt xuống giường thì lại tỉnh giấc và khóc ré lên đòi bế thì mới chịu ngủ lại...
Cần có thời gian quan tâm, ở bên con nhiều hơn
Định hướng tâm lý cho trẻ ở tuổi dậy thì như thế nào?
Cha mẹ cần làm gì để giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì?
Trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao?
Trẻ mấy tháng tuổi được ăn dặm cá hồi?
Dạy bé tập đi - mẹ nên làm như thế nào cho đúng cách?
Có bao giờ mẹ nghĩ rằng chính khoảng cách đã làm cho trẻ cứ gặp bố hay mẹ là lại đòi bế hay không? Chính sự lơ đễnh, và suốt ngày tập trung cho công việc bên ngoài của bạn đã khiến trẻ cảm thấy thiếu vắng yêu thương và tình cảm gắn kết gia đình. Có khi đó là do trẻ quá yêu mến, thương bố mẹ nên lúc nào cũng muốn được ở gần bên bạn mà lúc nào cũng nằng nặc đòi bế.
Vì vậy bố mẹ cũng cần phải dành nhiều thời gian để có thể hiểu con nhiều hơn, lắng nghe để hiểu được tâm lý của bé, đây cũng là yếu tố gắn kết gia đình rất tốt. Dù công việc có bận rộn đến đâu và mất nhiều thời gian như thế nào, bố mẹ cũng hãy sắp xếp thời gian chơi đùa cùng bé. Qua thời gian ở bên con trẻ như thế này, Lily & WeCare tin rằng các ông bố bà mẹ sẽ có thêm cho mình được nhiều kỹ năng nuôi dạy bé tốt hơn.
Lời khuyên từ chuyên gia tâm lý
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy, người từng có kinh nghiệm hàng chục năm là giảng viên ngành sư phạm mầm non chia sẻ trên Vnexpress,Thạc sĩhiện là hiệu trưởng trường mầm non Khôi Nguyên (quận 2, TP HCM) cho rằng, mỗi đứa trẻ có thể nhõng nhẽo với tùy từng người và tùy từng thời điểm. Thông thường thì ở nhà trẻ được chiều nên rất nhõng nhẽo, tuy nhiên khi đến lớp, các cô phải quản nhiều trẻ, không có thời gian để ý riêng từng trẻ một, nên trẻ thường không làm nũng các cô và đặc biệt bạn bè cùng lứa nên bé thích chơi hơn. Theo bà, trẻ em rất tinh ý, nếu bố mẹ chiều nó, nó sẽ lấn tới và đòi hỏi phải được thế này, thế kia, và nó sẽ có rất nhiều cách để đạt được mục đích, trong đó rất nhiều bé dùng chiêu khóc lóc ăn vạ.
Thạc sĩ Thanh Thủy cho rằng, trong sự nhõng nhẽo cũng như tất cả các thói hư tật xấu khác của trẻ đều có lỗi của người lớn. Trẻ nhõng nhẽo không phải là vấn đề của con trẻ mà là vấn đề của người lớn, người lớn nuông chiều thái quá thì trẻ sẽ được đà nhõng nhẽo. Để trẻ không nhõng nhẽo thì bố mẹ ngay từ đầu phải nghiêm khắc, nhất quán trong cách dạy dỗ, không chiều theo những đòi hỏi vô lý của trẻ. Nếu đã trót để trẻ nhõng nhẽo rồi, muốn thay đổi trẻ, thì trước hết bố mẹ phải thay đổi chính cách nuôi dạy con của mình. Việc thay đổi thái độ của bố mẹ phải từ từ, không nên quá đột ngột, và phải có sự kết hợp, thống nhất với ông bà, những người thân khác trong gia đình và cả nhà trường.
>>> Xem thêm:Tại sao trẻ sơ sinh ít ngủ hay quấy khóc?
>>> Xem thêm:Mẹo hay cho mẹ khi trẻ quấy khóc khi bú
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!