Giảm thị lực: Dấu hiệu cần dùng thuốc tiểu đường

Cần biết - 04/27/2024

Ở người đang kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường và luyện tập thể lực một thời gian dài.

Nếu thấy sức khỏe ổn định làm việc được, không khát nước, tiểu bình thường, không sụt cân nhưng lại thấy: Thị lực giảm dần dần, tê các đầu chi, da khô ráp lở loét và các vết thương ngoài da chậm lành, các dấu hiệu này diễn ra từ từ một thời gian dài thì đây là dấu hiệu thể hiện biện pháp đang điều trị kiểm soát đường huyết chưa tốt, cần phải tăng cường bổ sung thêm hoặc bắt buộc phải sử dụng thuốc chống đái tháo đường.

Dấu hiệu giảm thị lực:

Đường huyết cao kéo dài gây biến chứng bệnh võng mạc mắt (lưới thần kinh ở đáy mắt thu nhận hình ảnh): xuất huyết, phình mạch máu, phù gai thị, xuất huyết dịch kính...các dấu hiệu này diễn ra từ từ làm giảm thị lực dần dần rồi tiến tới mất hẳn thị lực. Biến chứng võng mạc không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi tổn thương tiến triển nặng thì người bệnh mới nhận thấy bằng dấu hiệu nhìn mờ, dấu hiệu ruồi bay, thấy đốm đen hoặc ánh sáng nhấp nháy… Khi thấy thị lực giảm cần soi chụp đáy mắt có tiêm thuốc cản quang fluorescein phát hiện các dấu hiệu tổn thương như: các vi phình mạch, chấm xuất huyết, xuất tiết, phù gai thị, các tổ chức xơ các tân mạch, xuất huyết dịch kính…

Giảm thị lực: Dấu hiệu cần dùng thuốc tiểu đường

Ở người đang kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường và luyện tập thể lực một thời gian dài. (Ảnh minh họa: Internet)

Khi thấy xuất hiện dấu hiệu này cần phải khám chuyên khoa mắt, làm các xét nghiệm về bệnh tiểu đường, khám lâm sàng để thay đổi phác đồ điều trị chuyển sang dùng các thuốc chống đái tháo đường, kể cả insulin nếu thấy cần thiết.

Bệnh nhân cần được khám mắt ngay tại thời điểm phát hiện bệnh, khám lại vào thời điểm sau 3 đến 5 năm và khám định kỳ tùy thuộc vào mức độ tổn thương ở mắt.

>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh tiểu đường

BS. Đỗ Hữu Thảnh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!