Giảm thính lực: Bệnh gặp quá nhiều trong đời sống hiện nay

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Chưa già nhưng có rất nhiều người đã bị… lãng tai.

Nguyên nhân dẫn đến giảm thính lực

Theo các chuyên gia thính lực, cứ 6 người Australia thì có 1 người gặp vấn đề về sức nghe, dự kiến đến năm 2050 tỷ lệ này sẽ tăng lên, cứ 4 người thì có 1 người bị mất thính lực.

TS. Bradford Backus, một chuyên viên nghiên cứu tại Viện Thính giác Đại học London cho biết: 88 decibel (tương đương mức độ ồn của một máy xay thức ăn) là an toàn cho tai nếu tiếp xúc trong vòng 4 giờ trở lại, 91 decibel (máy sấy tóc) là an toàn nếu tiếp xúc trong vòng 2 giờ trở lại, 94 decibel (một máy khoan) cho một giờ và 103 decibel (một máy bay phản lực bay trên bạn tại độ cao 305m) cho bảy phút rưỡi.

Giảm thính lực: Bệnh gặp quá nhiều trong đời sống hiện nay

Bảng decibel các âm thanh thường gặp (ảnh: Internet)

Việc tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồncó thể gây hại cho tai âm thầm, cho tới 1 ngày nhận ra không nghe tốt như xưa, gọi là bệnh ‘điếc nghề nghiệp’. Mức tiếng ồn được coi là cao từ 70dB trở lên, trong khi nếu tiếng ồn lên 85dB có thể gây mất thính lực vĩnh viễn.

Bạn có bất ngờ không khi biết, âm thanh do trẻ em la hét và khóc có thể đạt khoảng 110 decibel và có thể gây tổn hại nhiều hơn so với các loại âm thanh 110 decibel khác bởi tiếng khóc, la hét của trẻ còn gây căng thẳng và stress.

Lạm dụng tai nghe. Đã có rất nhiều cảnh báo về việc sử dụng tai nghe với âm lượng lớn tới thính lực.

BS. Từ Tấn Tài -Chuyên khoa Tai-Mũi-Họng-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, thời gian nghe tai nghe càng lâu, nghe âm lượng lớn thường xuyên, kéo dài ảnh hưởng đến sức nghe của tai (làm giảm tính lực hay là điếc).

Đối với tai nghe dạng trùm kín, âm thanh không thoát được ra ngoài, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thính giác. Chỉ nghe trong vòng 15 phút, sau đó hãy dành thời gian cho tai nghỉ ngơi, nếu không sẽ dễ bị ù tai. Ngoài ra, tai nghe còn có nhiều tác hại khác như lây nhiễm vi khuẩn, cản trở không khí lưu thông, gây đau tai và thậm chí, ảnh hưởng tới não bộ.

Tiểu đường tuýp  2

Những người bị tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ gấp hai hần bị biến chứng suy giảm thính lực so với những người không bị căn bệnh này. Đường huyết cao thực sự có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong tai trong, điều này tương tự với cách nó gây tổn thương mạch máu trong tim, thận và dây thần kinh.

Giảm thính lực: Bệnh gặp quá nhiều trong đời sống hiện nay

Giảm thính lực đã trở thành căn bệnh của xã hội hiện đại (Ảnh minh họa: Internet)

Vậy phải làm sao?

Giảm thời gian trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn. Điều này hơi khó đối với những người có đặc thù công việc phải tiếc xúc với âm thanh lớn, nhưng hãy hạn chế hết mức có thể.

Đối với người ‘nghiện’ tai nghe, nên:

- Đừng nghe âm thanh ở mức trên 60%, quá 60 phút/ngày.

- Dùng tai nghe chống ồn. Vì người dùng thường tăng âm để chống tiếng ồn bên ngoài, tai nghe này sẽ loại bớt những tạp âm đó.

Cảnh giác với những dấu hiệu sớm của suy giảm thính lực. Đó là ù tai hoặc có tiếng vo vo trong tai; hay quên; mất thăng bằng; nghe thấy tiếng ồn lớn là đau.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!